Hàng loạt chung cư cũ đã xuống cấp, án ngữ tại những vị trí trung tâm của thành phố đang trở thành “miếng bánh” cho nhiều doanh nghiệp bất động sản trong việc đầu tư, cải tạo các dự án chung cư cũ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy “miếng bánh” này cũng không dễ ăn.
Việc làm cấp thiết
Theo thống kê, trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện có khoảng 1.200 chung cư và có tới hơn 500 nhà tập thể, chung cư có quy mô trên 50.000 căn hộ được xây từ trước năm 1975, tập trung chủ yếu ở các quận nội thành như quận Bình Thạnh, quận 1, quận 10, quận 4, quận 3, Tân Bình…. Vì thế, việc đầu tư cải tạo chung cư cũ trở lên cần thiết trong thời điểm các chung cư đang bị xuống cấp, có nơi xuống cấp trầm trọng.
Theo thông tin từ các cơ quan liên quan, tại TP. Hồ Chí Minh hiện có khoảng 270.000m2 chung cư cũ đã xuống cấp không đảm bảo an toàn được tháo dỡ trong giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên, việc tháo dỡ trong giai đoạn 2011-2015 chỉ đạt khoảng 60% so với yêu cầu đặt ra. Trong giai đoạn 2015-2020, thành phố tiếp tục tập trung di dời, thay thế và xây dựng lại 29 chung cư xuống cấp, cũ nát. Tuy nhiên, áp lực từ nguồn ngân sách sẽ là một bài toán khó cho TP. Hồ Chí Minh. Vì thế, yêu cầu đặt ra cần phải có những chính sách phù hợp để thu hút được sự tham gia từ phía các doanh nghiệp bất động sản trong việc đầu tư, cải tạo các chung cư cũ.
Chung cư Nguyễn Thiện Thuật quận 3, nơi Tập đoàn Novaland đăng ký đầu tư cải tạo lại
Theo chuyên gia kinh tế, TS. Lê Bá Chí Nhân, việc các chung cư tại TP. Hồ Chí Minh được xây dựng từ trước những năm 1975, trong quá trình sử dụng hiện đã xuống cấp trầm trọng, có thể sập bất cứ lúc nào. Do đó, yêu cầu trong việc đầu tư, cải tạo vào các dự án chung cư cũ là một yêu cầu vô cùng cấp thiết.
Hiện một lượng lớn các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực bất động sản dành nhiều sự quan tâm đặc biệt các chung cư cũ ở những khu “đất vàng”. Tuy nhiên, việc tiếp cận và triển khai các dự án lại là điều không hề dễ dàng.
“Miếng bánh” của nhiều doanh nghiệp
Theo thông tin từ Sở Xây dựng, TP. Hồ Chí Minh đã công bố danh sách 24 nhà đầu tư đăng ký thực hiện đầu tư, cải tạo, xây dựng mới thay thế các chung cư cũ đã xuống cấp theo chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng. Trong danh sách các nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản như Tập đoàn Novaland, C.T Group, Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng đã đăng ký tham gia đầu tư cải tạo ở những khu đất vàng tại các quận trung tâm thành phố.
Theo đó, với 98 lô chung cư cũ tại quận 1 thì C.T Group đã đăng ký tham gia đầu tư, cải tạo tới gần 90 lô. Tại khu vực quận 3, Tập đoàn Novaland đăng ký đầu tư, cải tạo tất cả 11 lô của chung cư Nguyễn Thiện Thuật. Ngoài ra, tại khu vực quận Bình Thạnh, khu Cư xá Thanh Đa nhận được sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp bất động sản. Cụ thể, Liên doanh NHO - VPG - TAG - NIBC - Bình Thạnh RESCO và Tổng công ty CP Thương mại Xây dựng Vietracimex quan tâm đến cụm 8 lô số (đánh dấu bằng số 1, 2, 3, 4…) của cư xá Thanh Đa.
Ngược lại với sự cạnh tranh khốc liệt ở các quận trung tâm, chung cư cũ tại các quận còn lại như quận 5 với 203 lô, quận 6 với 32 lô, quận Tân Bình với 30 lô, quận 11 với 30 lô… nhận được rất ít sự quan tâm của các nhà đầu tư. Thậm chí, có quận không có doanh nghiệp nào muốn nhảy vào đầu tư mặc dù chính quyền địa phương “trải thảm” để kêu gọi đầu tư.
Theo nhận định từ phía đại diện nhà đầu tư, đầu tư vào chung cư cũ so với những dự án mới hoàn toàn sẽ có nhiều tiềm năng hơn bởi doanh nghiệp không phải chi ra nhiều khoản để thuê, mua đất và chi phí chỉnh trang, xây dựng cũng không lớn; song ngược lại, mức đền bù phải bỏ ra lại quá cao đặc biệt ở các quận trung tâm. Khi đi vào thực tế, việc triển khai lại vướng vào vô số điều không muốn có. Theo quy định hiện nay, doanh nghiệp được cho phép tăng hệ số sử dụng đất và tăng chiều cao công trình đối với những dự án này nhưng không được tăng về quy mô dân số.
Liên quan vấn đề này, chuyên gia kinh tế, TS. Lê Bá Chí Nhân chia sẻ, về tổng quan hiện tại TP. Hồ Chí Minh có rất nhiều chung cư cũ, vì thế chủ trương cải tạo, đầu tư lại chung cư cũ của thành phố rất đúng đắn nhằm mang lại các vấn đề an sinh cho xã hội. Tuy nhiên, cần phải có những cơ chế, chính sách đặc thù khác nhau ở mỗi tỉnh, thành phố. Đặc biệt tại TP. Hồ Chí Minh, những chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 rất nhiều, do đó cần có những cơ chế đặc thù riêng do UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành. Cần có những tiêu chí cụ thể, chính sách nhằm thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư cải tạo chung cư cũ đồng thời cũng đảm bảo được mục đích giúp an sinh xã hội của người dân trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
Lại Hùng
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.