KTNT - UBND TP. Hồ Chí Minh vừa chấp nhận đề xuất của Sở Tư pháp thành phố về các biện pháp hạn chế, ngăn chặn tình trạng một số chủ đầu tư dùng các căn hộ đã bán cho khách hàng để thế chấp các khoản vay ngân hàng.
Cụ thể, trong trường hợp chủ đầu tư chưa thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung thế chấp đã đăng ký (việc rút bớt tài sản thế chấp) trước khi bán nhà ở đã thế chấp cho tổ chức, cá nhân, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ yêu cầu chủ đầu tư có văn bản thỏa thuận về việc rút bớt tài sản thế chấp tại tổ chức tín dụng nhận thế chấp. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ tạo điều kiện cho các bên đàm phán thỏa thuận để thay đổi, rút bớt tài sản thế chấp để hỗ trợ người mua nhà được cấp giấy chứng nhận.
Liên quan tới việc rút bớt tài sản đã thế chấp, sau khi có kết quả về việc rút bớt tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng nhận thế chấp, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với UBND các quận/huyện để thực hiện việc cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với chủ đầu tư và nhận bàn giao nhà.
Một dự án mà chủ đầu tư đem những căn hộ đã bán cho khách hàng đi thế chấp tại ngân hàng (ảnh minh họa)
Trong khi đó, đối với trường hợp chủ đầu tư có tài sản riêng chưa được chứng nhận sở hữu trên giấy chứng nhận đã cấp, Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh sẽ xem xét, cấp giấy chứng nhận đối với phần tài sản còn lại thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ yêu cầu tổ chức tín dụng và chủ đầu tư sử dụng tài sản riêng khác để thay thế cho tài sản thế chấp là căn hộ mà chủ đầu tư đã bán cho khách hàng. Việc này nhằm giải chấp, tạo điều kiện cho cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
Ngược lại, đối với các trường hợp chủ đầu tư trì hoãn, cố tình không thực hiện thủ tục rút bớt tài sản thế chấp, Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh sẽ kiểm tra việc kinh doanh bất động sản của chủ đầu tư và xử lý đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp với UBND các quận/huyện hướng dẫn cá nhân, tổ chức khởi kiện chủ đầu tư, yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc hủy hợp đồng nếu thuộc trường hợp được hủy hợp đồng theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán nhà ở hoặc theo quy định pháp luật.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.