Trong buổi họp báo lần thứ nhất được tổ chức ngày 7.9 vừa qua, đơn vị trực tiếp tổ chức sự kiện “Ngày hội mua nhà giá gốc” là Cty CP Truyền thông Asean C&C đã chính thức công bố thông tin tên các cơ quan ban ngành chức năng tham gia chỉ đạo, bảo trợ chương trình.
Cụ thể: Cơ quan chỉ đạo sự kiện là Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương chính sách nhà ở và thị trường BĐS, Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS - Bộ Xây dựng. Bảo trợ chương trình là Hiệp hội BĐS Việt Nam, Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam...
Tài liệu công khai tên các cơ quan ban ngành chỉ đạo Ngày hội khi chưa được sự đồng ý được ban tổ chức phát cho PV ngày họp báo 7.9. |
Sau khi nghe xong tên các ban ngành này sẽ tham gia chỉ đạo, bảo trợ cho chương trình này khiến ai cũng nghĩ đây là một sự kiện thật sự quy mô và hoành tráng. Tuy nhiên, điều bất ngờ khi PV liên lạc tới những đơn vị trên để định tìm hiểu rõ hơn về công tác Ngày hội thì đều nhận được những cái “lắc đầu”, chưa biết đến thông tin sẽ là cơ quan chỉ đạo hay bảo trợ gì cả.
Về phía Cục Quản lý Nhà và Thị trường BĐS, Cục trưởng Nguyễn Mạnh Hà khẳng định, Cục không biết chuyện này và giờ mới nghe thông tin. Cục sẽ báo cáo, làm việc với Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
Khi hay tin này, phía Hiệp hội BĐS Việt Nam cũng đã yêu cầu Cty CP Truyền thông Asean C&C phải tháo dỡ ngay việc “mượn danh” Hiệp hội và truyền thông trái phép trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
Mặt khác, đại diện Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương chính sách nhà ở và thị trường BĐS cũng cho biết, đến sáng ngày hôm nay 13.9 họ mới nhận được văn bản đề nghị hỗ trợ chương trình nên còn phải xin ý kiến các cấp, chứ chưa thể trả lời ngay được.
Được biết, cho đến thời điểm này, chưa có bất kỳ một văn bản nào liên quan đến việc đồng ý hay chỉ đạo chương trình Ngày hội mua nhà giá gốc. Vậy thì phải chăng việc đưa tên các cơ quan nhà nước, các tổ chức hiệp hội là do ban tổ chức chương trình này đã “tự ý”, “bịa đặt” để đánh bóng sự kiện nhằm thu hút sự quan tâm và tham gia của người dân?
Còn nhiều "mập mờ" ở khâu tổ chức, liệu Ngày hôi mua nhà giá gốc có thể diễn ra đúng thời gian dự kiến? |
Ở một khía cạnh khác, ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Câu lạc bộ BĐS Hà Nội cho biết, Câu lạc bộ cũng được ông Nguyễn Trung Thành đại diện Cty CP Truyền thông Asean C&C đã đến mời tham gia chương trình. Tuy nhiên, sau khi xem xong kịch bản, ông Cường thấy có một số điểm còn mập mờ, dễ gây hiểu lầm mà đơn vị tổ chức đưa ra, đã khuyến cáo nhưng không thấy được tiếp thu.
Đơn cử như, việc tuyên bố sẽ có 1.000 giao dịch thành công được thực hiện trong 2 ngày 24-25.9 là điều không thể xảy ra, không thật. Bởi lẽ, theo ông Cường, với những người trong nghề, để thành công được 1 giao dịch mua bán BĐS có thể mất rất nhiều công sức của người tư vấn cho người mua và người bán. Thông thường, người mua phải thỏa mãn về sản phẩm, phải xem được tận nơi, hồ sơ pháp lý, phải so sánh giá cả, đối chiếu, rồi mới quyết định mua nhà.
Cùng với đó, theo ông Cường, khái niệm nhà giá gốc là khái niệm đánh vào tâm lý - giá gốc là giá do chủ đầu tư đưa ra, người mua không phải qua một kênh trung gian, môi giới nào cả, thì đấy là cái tạo ra sự nhầm lẫn.
Bởi lẽ, một mặt hàng khi đem ra trao đổi trên thị trường thì rất khó để thấy người sản xuất khai thật là tôi mua, tôi làm hết nao nhiêu, chưa kể thuế. Nạn kê khai, luồn lách, né luật, gian dối, nâng giá ảo để trốn thuế không phải chỉ riêng quốc gia nào. Vì thế, ông Cường cho rằng, các cách gọi này, thông qua các phương tiện truyền thông tạo ra hiệu ứng giả nhằm phục vụ lợi ích kinh doanh bất minh, thu lợi mang tính cá nhân ngay từ đầu.
Mặt khác, chủ đầu tư nào chẳng tự khẳng định hàng của mình là tốt, đảm bảo chất lượng, đấy là giá gốc. Tuy nhiên, đơn vị tổ chức sự kiện cũng cần phải có cơ quan chức trách của nhà nước đứng ra giám sát, thẩm định. “Từ đầu năm đến giờ, thị trường đã chứng kiến công an khởi tố, bắt giam nhiều cá nhân, doanh nghiệp bán BĐS trái pháp luật. Vậy thì ai sẽ là người bảo vệ quyền lợi khách hàng sau Ngày hội?”, ông Cường băn khoăn.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.