Ngày 3/11, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Kinh nghiệm xử lý vấn nạn tin giả trong hoạt động báo chí và truyền thông hiện nay, trước vấn nạn thông tin giả đang lấn át thông tin chính thống.
Trước thực trạng tin giả tràn lan trên không gian mạng đang lấn át các thông tin chính thống hiện nay, không chỉ làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân mà còn làm thiệt hại không nhỏ đến vật chất, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo Kinh nghiệm xử lý vấn nạn tin giả trong hoạt động báo chí và truyền thông.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam nêu rõ tầm quan trọng của các cơ quan báo chí nói chung và các cơ quan báo chí trong Liên hiệp Hội Việt Nam nói riêng. Ngoài là công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách, pháp luật đến quần chúng nhân dân, các cơ quan báo chí trong Liên hiệp Hội Việt Nam còn có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến kiến thức, góp phần đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất và đời sống của nhân dân, nâng cao dân trí và là diễn đàn trao đổi học thuật của các nhà khoa học, của các tổ chức trong toàn hệ thống Liên Hiệp hội Việt Nam đối với xã hội và sự nghiệp phát triển kinh tế của Đất nước.
Trước thực trạng tin giả tràn lan trên không gian mạng xã hội, thậm chí nhiều phương tiện truyền thông cũng bị tin giả tác động, dẫn đến việc đưa thông tin không chính xác, làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức, cá nhân. Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam mong muốn, thông qua Hội thảo này các đại biểu tham gia thảo luận, chia sẻ về thực trạng vấn nạn tin giả, những loại tin giả nào, nguyên nhân xuất hiện tin giả, ảnh hưởng của những tin giả đến hoạt động của báo chí và đời sống xã hội. Qua đó đề xuất với các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền để xử lý vấn nạn tin giả, tin đồn thất thiệt.
Tham gia Hội thảo có rất nhiều chuyên gia, các nhà báo, phóng viên thuộc các cơ quan báo chí trong Liên hiệp Hội Việt Nam đã đóng góp, phát biểu ý kiến tham luận.
Bày tỏ quan điểm của mình trước vấn nạn tin giả đang tràn lan trên không gian mạng hiện nay, Nhà báo Đặng Mạnh Hùng – Phó Tổng Biên tập Báo Tri thức và Cuộc sống cho biết, tin giả đã tồn tại và có ảnh hưởng rất lớn nhất là khi mạng xã hội được phát triển mạnh mẽ như hiện nay ở nước ta. Nhiều thông tin trên mạng chưa được các cơ quan chức năng công bố, hoặc chưa được kiểm chứng nhưng vẫn tràn lan trên không gian mạng, khiến không chỉ dư luận xã hội chạy theo mà ngay cả các cơ quan báo chí cũng vô tình bị cuốn vào những thông tin chưa được kiểm chứng đó.
Thậm chí, do áp lực của dư luận xã hội, áp lực của kinh tế báo chí mà một số cơ quan báo chí lớn trong quá trình đăng tải thông tin, do sai sót, nhầm lẫn đã dẫn đến những hậu quả rất đáng tiếc.
Vì thế, việc đấu tranh với tin giả, tin không đúng sự thật rất cần có trách nhiệm của những những nhà báo, các cơ quan báo chí và cơ quan quản lý Nhà nước, để báo chí không chạy theo những thông tin trên mạng xã hội, nhăm mục đích câu view.
Còn ông Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Liên hiệp Hội Việt Nam thì cho rằng, tin giả đã có từ rất lâu, từ khi công nghệ thông tin chưa phát triển. Nêu những ví dụ về tin giả từ những thời phong kiến ở các quốc gia trên thế giới, mà hậu quả của nó là sự diệt vong của đế chế này với đế chế khác, triều đại này với triều đại khác. Ngày nay, khi công nghệ thông tin phát triển thì vấn nạn tin giả còn khủng khiếp hơn, nó làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Thậm chí, ở một số quốc gia còn có những tổ chức chuyên thực hiện đưa những thông tin giả, để làm hại uy tín của nhau, triệt hạ thương hiệu của nhau, mà đứng sau nó là những tập đoàn, doanh nghiệp, thậm chí là những đối thủ trên chính trường…
“Chúng ta phải sống chung với vấn nạn tin giả, thậm chí, vấn nạn tin giả này sẽ không bao giờ bị tiêu diệt, muốn để cho vấn nạn tin giả không làm ảnh hưởng hoặc gây thiệt hại rất cần sự vào cuộc của các nhà báo, các cơ quan báo chí và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Đừng để tin giả nhưng hậu quả lại thật hoành hành”, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Liên hiệp Hội Việt Nam Lê Công Lương nói.
Nhiều ý kiến tham gia phát biểu trong cuộc Hội thảo này cũng đều đồng ý với quan điểm và ý kiến phát biểu trên của ông Lê Công Lương, Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh Văn phòng Liên hiệp Hội Việt Nam và Nhà báo Đặng Mạnh Hùng, Phó Tổng Biên tập Báo Tri thức và Cuộc sống.
Kết luận Hội thảo, ông Nguyễn Quyết Chiến – Tổng Thư ký Liên hiệp Hội Việt Nam cảm ơn sự có mặt tham gia của các đại biểu, ngoài những ý kiến phát biểu về vấn nạn tin giả đang tràn lan trên không gian mạng xã hội hiện nay, các đại biểu còn đóng góp và nêu những ý kiến để Liên hiệp Hội Việt Nam có hướng dẫn cho các cơ quan báo chí trong Liên hiệp Hội thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình, đồng thời làm tốt công tác phản biện trước những thông tin sai lệch làm ảnh hưởng đến tổ chức, cá nhân và Liên hiệp Hội Việt Nam.
Chiều 7/10, Ủy ban kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Phú Yên cho biết, cơ quan này đã ra thông báo kết quả kỳ họp lần thứ 25, xem xét thi hành kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong các ngày 28 và 29/8, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.