KTNT - Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNRea) vừa kiến nghị ba vấn đề xoay quanh chính sách tín dụng, phát triển nhà ở thương mại giá rẻ và BĐS du lịch, nghỉ dưỡng lên Thủ tướng Chính phủ để thị trường BĐS tiếp tục phát triển.
KTNT - Trong năm 2017, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, trở ngại nhưng các chỉ tiêu về kinh tế xã hội đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đã đề ra. Trong bức tranh ngành kinh tế, ngành xây dựng nói chung và cộng đồng doanh nghiệp bất động sản (BĐS) nói riêng cũng đã có những đóng góp tích cực. Tuy nhiên, để thị trường BĐS tiếp tục ổn định và phát triển Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNRea) kiến nghị ba vấn đề xoay quanh chính sách tín dụng, phát triển nhà ở thương mại giá rẻ và BĐS du lịch, nghỉ dưỡng lên Thủ tướng Chính phủ để thị trường BĐS tiếp tục phát triển.
Theo đó, trong bức tranh nền kinh tế nói chung, ngành kinh doanh BĐS trong năm 2017 đã có mức tăng 4,07%, đóng góp 0,21 điểm phần trăm vào mức tăng truỏng chung. Theo số liệu của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam, trong năm qua lượng giao dịch tăng mạnh so với năm 2016, chỉ tính riêng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã có hơn 64.000 giao dịch thành công, chủ yếu là sản phẩm chung cư giá rẻ và trung cấp. Tuy nhiên, để thị trường tiếp tục phát triển ổn định và minh bạch VNRea kiến nghị cần có chính sách tín dụng tích cực và linh hoạt đối với thị trường BĐS.
Cụ thể, tín dụng trong lĩnh vực BĐS tiếp tục tăng trưởng trong giới hạn an toàn, tổng dư nợ trong lĩnh vực kinh doanh BĐS khoảng 450 ngàn tỷ đồng. Ước tính năm 2017, dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng khoảng 6% tổng dư nợ nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cho vay BĐS khoảng 8,5%. Bên cạnh đó, sự thiếu hụt về nguồn vốn tín dụng trong nước được bù đắp bằng nguồn vốn FDI. Để thị trường BĐS tiếp tục phát triển, làm đầu kéo các loại thị trường khác phát triển như thị trường xây dựng, vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất, thị trường vốn, nguồn lực đất đai, góp phần tích cực phát triển kinh tế và tăng thu cho ngân sách nhà nước, kiến nghị của VNRea Chính phủ cùng các bộ ngành liên quan cần có chính sách tài chính, tín dụng linh hoạt hơn, mở rộng tín dụng hơn cho lĩnh vực kinh doanh BĐS lên mức 7 - 8%.
Đối với hành lang phát lý để phát triển nhà ở xã hội (NƠXH) và nhà ở thương mại giá rẻ hiện đã cơ bản đầy đủ. Luật Nhà ở 2014, Nghị định số 100/2015/NĐ-CP, trong đó đã giao Ngân hàng Chính sách xã hội và 4 ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước chi phối cho người dân và doanh nghiệp vay vốn ưu đãi với lãi suất không cao hơn 50% lãi suất thương mại cùng thời điểm. Đối với các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh hiện chính quyền đã dành một số quỹ đất cho phát triển NOXH.Việc tạo lập quỹ NƠXH có thể được các doanh nghiệp thực hiện thông qua nguồn tín dụng thương mại nhưng việc mua nhà của người dân thu nhập thấp vẫn phải có sự hỗ trợ tín dụng của Chính phủ mới thực hiện được. Do đó, Nhà nước cần sớm cân đối nguồn vốn bù lãi suất, đưa chính sách hỗ trợ NƠXH cho người thu nhập thấp khu vực đô thị theo Luật Nhà ở 2014, Nghị định số 100/2015/NĐ - CP vào cuộc sống.
Trước mắt với nguồn vốn hơn 1.200 tỷ đồng dành cho vay phát triển NƠXH, VNRea kiến nghị Thủ tướng dành 600 tỷ đồng cho Ngân hành Chính sách xã hội hỗ trợ ưu đãi NƠXH. 600 tỷ đồng dành bù lãi suất cho 4 ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước chi phối cho cả chủ đầu tư và khách hàng vay mua. Như vậy, với 600 tỷ đồng bù lãi suất này có thể huy động được thêm 20.000 tỷ đồng (dự tính mức bù lãi suất là 3%/năm) từ nguồn vốn ngoài ngân sách. Về lâu dài cần có cơ chế chính sách tín dụng ưu đãi cho khách hàng/chủ đầu tư dự án NOXH như đã được quy định trong Luật Nhà ở 2014 và các văn bản hướng dẫn, cũng như hỗ trợ ưu đãi nhà ở thương mại giá rẻ (dưới 1,05 tỷ đồng) tương tự như Nghị quyết 02/NQ-CP trước đây.
Đối với việc phát triển BĐS du lịch, nghỉ dưỡng. Trong những năm qua, ngành du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Số liệu của Tổng Cục du lịch đến cuối năm 2016, mới có 420.000 buồng phòng tại các cơ sở lưu trú. Hệ số sử dụng phòng khách sạn tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và các khu du lịch nghỉ dưỡng đạt mức cao, việc đặt phòng vào các dịp nghỉ lễ rất khó khăn. Như vậy, cần phải tập trung thu hút đầu tư, xây dựng hàng trăm ngàn buồng phòng nữa để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong thời gian tới.
Do đó, đối với loại hình BĐS mới xuất hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây như Condotel (căn hộ khách sạn), vila resort (biệt thự du lịch) đã tạo nên một xu hướng đầu tư mới. Thực tế, năm 2017 thị trường BĐS nghỉ dưỡng đã phát triển mạnh mẽ tại các thành phố lớn như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc, Bình Thuận, Quảng Ninh… đã có tới hơn 22.800 căn hộ du lịch được chào bán, với số giao dịch thành công là hơn 12.500. Tuy nhiên, VNRea kiến nghị một số vấn đề cần phải giải quyết sớm trong thời gian tới như quy hoạch, đầu tư hạ tầng kỹ thuật dự án, quy chuẩn kỹ thuật và quy chế quản lý vận hành, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu, thời hạn sở hữu, chuyển nhượng hợp đồng mua bán, sở hữu BĐS du lịch của cá nhân nước ngoài./.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.