Theo Savills Việt Nam, tình hình đầu tư tại Việt Nam trong quý 2/2017 tiếp tục thu hút mạnh vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Trong đó, vốn FDI đổ mạnh vào việc phát triển hạ tầng công nghiệp, thúc đẩy sự tăng trưởng của các phân khúc trong thị trường bất động sản (BĐS).
Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2017, Việt Nam tiếp tục thu hút đáng kể vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. FDI giải ngân đạt 7,72 tỷ USD, tăng 6,5% so với cùng kỳ năm 2016, trong khi vốn đăng ký là 19,22 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm trước. Sự gia tăng FDI phần lớn tập trung vào lĩnh vực sản xuất và dẫn tới kết quả là quá trình thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghiệp. Trong tháng 5 vừa qua, Hemaraj Land & Development của Thái Lan và Cienco 4 của Việt Nam đã chính thức xác nhận hợp tác liên doanh thành lập khu công nghiệp trị giá 1 tỷ USD, trên 3.200 ha đất ở Nghệ An và miền Bắc Việt Nam.
Đăng ký và giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nửa đầu năm 2017
Cùng với việc phát triển hạ tầng công nghiệp, vốn FDI cũng đóng góp vào sự tăng trưởng của các phân khúc khác trong thị trường BĐS. Cả hai mảng văn phòng và khách sạn đều cho thấy nhu cầu cao, gia tăng diện tích thuê và hiệu suất thuê ổn định. Trong khi những phân khúc này ngày càng trở nên hấp dẫn, các tài sản hoạt động vẫn nhận được sự chú ý hơn từ phía các nhà đầu tư, ngoại trừ các dự án mới tại các khu vực đắc địa nằm trong trung tâm TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Tuy nhiên, nguồn cung ngày càng hạn chế, thị trường đang chứng kiến sự gia tăng về giá trị của dự án ở tất cả các phân khúc.
Thị trường BĐS trong quý 2/2017 tiếp tục hút mạnh vốn FDI
Cũng trong quý 2/2017, tiếp tục chứng kiến việc các dự án phát triển nhà ở nhận được sự quan tâm mạnh mẽ. Cụ thể, Tập đoàn China Fortune Land Development đã thực hiện giao dịch mua lại cổ phần trong dự án Lotus đại Phước của VinaCapital với giá 65,3 triệu USD. Ngoài ra, 65% cổ phần dự án khu phức hợp Times Square (Hà Nội) trị giá 41 triệu USD của VinaCapital cũng được chuyển nhượng sang Công ty Elite Capital Resources Limited. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư Nhật Bản vẫn hoạt động tích cực trên thị trường. Cụ thể, công ty Nishi Nippon và Hankyu hợp tác cùng Nam Long xây dựng dự án khu dân cư Mizuki Park với diện tích rộng 26 ha tại quận Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư 351 triệu USD. Tập đoàn bán lẻ nổi tiếng Nhật Bản Aeon Mall cũng chính thức liên doanh cùng Tập đoàn BIM để triển khai phát triển Trung tâm thương mại thứ hai của Aeon tại Hà Nội với diện tích 16,7 ha với số vốn đầu tư lên đến 200 triệu USD./.
Mạnh Tiến
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.