Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 26 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 3 tháng 6 năm 2021 | 11:24

Vụ 43ha đất công: Cơ quan Công an tiếp tục khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can

Vào chiều 2/6, Cơ quan CSĐT (C03 – Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với 2 bị can là Nguyễn Đại Dương (SN 1965) và Nguyễn Quốc Hùng (SN 1959) là Giám đốc Công ty Âu Lạc để điều tra.

Liên quan đến những sai phạm tại dự án 43ha đất Khu Đô thị - Thương mại – Dịch vụ Tân Phú (KĐT-TM-DV Tân Phú) có địa chỉ tại phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một (Bình Dương). C03 tiếp tục khởi tố và bắt tạm giam thêm 2 bị can khác là Nguyễn Đại Dương và Nguyễn Quốc Hùng để điều tra tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí được quy định tại Bộ luật hình sự. Cùng vụ việc này, trước đó C03 đã khởi tố, bắt tạm giam 10 bị can là lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương (gọi tắt là Tổng Công ty Bình Dương) và nguyên Cục trưởng, Cục phó Cục thuế tỉnh Bình Dương, như: Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng thành viên TCT Bình Dương; Trần Nguyên Vũ, Tổng Giám đốc TCT Bình Dương; Huỳnh Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư và Quản lý dự án Bình Dương.

C03 – Bộ Công an tiếp tục khởi tố và bắt tạm gia 2 bị can khác liên quan đến những sai phạm tại dự án 43ha tại Bình Dương.
C03 – Bộ Công an tiếp tục khởi tố và bắt tạm gia 2 bị can khác liên quan đến những sai phạm tại dự án 43ha tại Bình Dương.

Được biết Tổng Công ty Bình Dương có tiền thân là Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tỉnh ủy quản lý và được UBND tỉnh Bình Dương giao hơn 43 ha đất để xây dựng Khu Đô thị thương mại và Dịch vụ Tân Phú. Năm 2012 Tổng Công ty Bình Dương được giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khu đất 43 ha và đây là tài sản Nhà nước (đất công – Phóng viên).

Trên cơ sở đề xuất của Tổng Công ty Bình Dương, Tỉnh uỷ Bình Dương chấp thuận cho Tổng Công ty Bình Dương liên kết với Công ty Âu Lạc để thành lập công ty dự án là Công ty Tân Phú, trong đó Tổng Công ty Bình Dương góp vốn 60 tỷ đồng, chỉ chiếm 30% vốn điều lệ doanh nghiệp làm dự án.

Tuy nhiên, dư luận đặt vấn đề: Tại sao tỷ lệ góp vốn của Tổng Công ty Bình Dương chỉ là 30% mà không phải là con số cao hơn. Với tỷ lệ góp vốn này, nhà nước mất quyền chi phối dự án. Không riêng gì 43ha đất mà các tài sản của Tổng Công ty Bình Dương đều là tài sản của Tỉnh uỷ (Tổng Công ty Bình Dương là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) thì việc Tỉnh uỷ chấp thuận “đứa con” của mình - Tổng Công ty Bình Dương tham gia góp vốn 60 tỷ đồng như đã nêu trên, chẳng khác gì Tỉnh uỷ đang đi “móc hầu bao” liên kết với doanh nghiệp tư nhân làm dự án ngay trên đất là tài sản của chính mình. Có hay không việc doanh nghiệp kinh tế đảng đã dùng tiền đầu tư ra ngoài, vi phạm các quy định của Đảng?

Thay vì chủ trương cho doanh nghiệp nhà nước tham gia góp vốn nói trên để làm dự án thuần tính chất thương mại, Tỉnh uỷ Bình Dương nên chủ trương bán đấu giá khu đất, thu ngân sách đảm bảo chi tiêu hoạt động kinh tế đảng cho Tỉnh uỷ.

Lạ lùng không kém là tiếp đó, Tỉnh uỷ lại chấp thuận chủ trương cho Tổng Công ty Bình Dương chuyển nhượng vốn góp 30% của mình tại Công ty Tân Phú sang Công ty Âu Lạc. Vậy Tổng Công ty Bình Dương sẽ thu được cái gì? Sau này Tỉnh ủy đã yêu cầu Tổng Công ty Bình Dương phải thuê đơn vị tư vấn để xác định giá trị tăng thêm của phần góp vốn 30%. Nếu vậy, bản chất 30% vốn góp của Tổng Công ty Bình Dương vào dự án không khác gì việc gửi tiền ngân hàng, chuyển nhượng có tính thâm giá trị tăng thêm như là tiền lãi suất !

Về sau do phát hiện Tổng Công ty Bình Dương dùng giá trị quyền sử dụng đất chứ không phải tiền mặt để tham gia góp vốn nên Thường trực Tỉnh uỷ ra thông báo thu hồi chủ trương này.

Như vậy đã có sự dịch chuyển tài sản công từ doanh nghiệp nhà nước sang doanh nghiệp tư nhân. Trong trường hợp Tổng Công ty Bình Dương dùng tiền chứ không phải quyền sử dụng đất 43ha thì việc đồng ý cho chuyển nhượng của Tỉnh uỷ cũng không thể xem là bình thường. Bởi lẽ, khi Tổng Công ty Bình Dương đã chuyển nhượng hết vốn góp dù tiền hay quyền sử dụng đất thì lúc này nhà nước không còn tư cách gì tại dự án Khu đô thị Tân Phú và từ đây để mặc doanh nghiệp tư nhân “định đoạt” số phận dự án.

Lại Hùng
Ý kiến bạn đọc
  • Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng hướng đến phát triển bền vững

    Tại Hội nghị Meet The Experts lần thứ 15 với chủ đề “Phát triển bền vững và yếu tố wellness” diễn ra mới đây, các đơn vị, nhân sự, chủ đầu tư đã cùng trau dồi kiến thức chuyên môn, cập nhật thông tin thị trường và xu hướng mới nhất trong ngành bất động sản (BĐS) nghỉ dưỡng vốn gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua.

  • Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Phân khúc văn phòng hạng A được ưa chuộng tại Việt Nam

    Theo báo cáo của Savills, phân khúc văn phòng hạng A trên toàn cầu ghi nhận mức tăng. Tại Việt Nam, phân khúc này tiếp tục là phân khúc được ưa chuộng.

  • TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    TP. Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù để phát triển nhà ở xã hội

    Thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh, lãnh đạo thành phố vừa giao Sở Xây dựng rà soát, hệ thống lại nhiệm vụ được giao, tham mưu UBND thành phố ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ban, ngành và đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung về đầu tư xây dựng nhà ở xã hội quy định tại khoản 3, Điều 6 của Nghị quyết.

Top