Xây nhà trên đất nông nghiệp xảy ra phổ biến tại hầu hết các địa phương. Xây nhà trên đất không phải đất ở là hành vi vi phạm và theo quy định sẽ bị phá dỡ.
Xây nhà trên đất nông nghiệp phải tháo dỡ
* Danh sách các loại đất nông nghiệp
Theo khoản 1, Điều 10, Luật Đất đai 2013, nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau: Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác. Đất trồng cây lâu năm. Đất rừng sản xuất. Đất rừng phòng hộ. Đất rừng đặc dụng. Đất nuôi trồng thủy sản. Đất làm muối.
Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh.
* Chỉ được xây nhà ở trên đất ở
Khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất”
Theo đó, chỉ được xây nhà ở trên đất ở, việc xây nhà ở trên các loại đất khác là vi phạm pháp luật.
Khi xây nhà ở trên đất nông nghiệp hoặc các loại đất khác mà không phải là đất ở thì bị phá dỡ (theo khoản 4 Điều 92 Luật Nhà ở 2014 và biện pháp khôi phục lại tình trạng ban đầu khi chuyển mục đích sử dụng đất trái phép theo quy định tại Điều 9 Nghị định 91/2019/NĐ-CP).
Mức phạt tiền và biện pháp khắc phục hậu quả
Căn cứ Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, tùy vào từng loại đất nông nghiệp cụ thể và diện tích bị chuyển sang đất ở trái phép (thuộc nhóm đất phi nông nghiệp) sẽ bị phạt tiền với các mức phạt khác nhau, đồng thời bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (phải phá dỡ nhà ở), nộp lại số lợi ích có được do hành vi vi phạm.
Mức phạt từ 3 triệu đồng – 250 triệu đồng tại khu vực nông thôn, khu vực đô thị phức phạt tăng gấp đôi. Lưu ý: Mức phạt trên đây áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân (mức phạt đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân khi có cùng hành vi vi phạm).
Kết luận: Xây nhà trên đất nông nghiệp sẽ bị phá dỡ theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài việc bị phá dỡ thì người vi phạm còn bị phạt tiền. Trường hợp không có đất ở thì người dân nên đề nghị chuyển mục đích sử đụng đất nông nghiệp sang đất ở để sử dụng đất theo đúng quy định.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy khẳng định, dù thực hiện theo Luật Đất đai hay theo cơ chế thí điểm của Nghị quyết về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất, tất cả các dự án đó đều phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm việc giữ ổn định 3,5 triệu ha đất lúa, bảo đảm độ che phủ rừng...
Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sẽ hiệu lực từ ngày 1/8, sớm 5 tháng so với thời điểm đã được Quốc hội quyết định trước đó (1/1/2025), sẽ giúp khơi thông nguồn lực đất đai, tạo điều kiện cho nền kinh tế đất nước phát triển và đảm bảo các chính sách an sinh xã hội cho người dân.