Hằng năm, ÐBSCL đóng góp khoảng 56% sản lượng thủy sản đánh bắt và 70% sản lượng thủy sản nuôi trồng của cả nước.
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên của vùng sông nước, từ những năm 1990 hoạt động nuôi trồng thủy sản (NTTS) vùng ÐBSCL bắt đầu và đã phát triển mạnh mẽ trong 2 thập kỷ gần đây với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11%. Nhiều mô hình NTTS theo chiều sâu như nuôi thâm canh, nuôi công nghệ cao đã phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của xã hội. NTTS đã trở thành ngành kinh tế đặc biệt quan trọng của ÐBSCL, trong đó, tôm và cá tra là 2 sản phẩm chủ lực của vùng.
Tại Diễn đàn giao thương phát triển thủy sản bền vững doanh nghiệp Việt Nam - Hà Lan 2022 diễn ra tại TP Cần Thơ gần đây, ông Vũ Thanh Liêm, Phó vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho rằng, nhiều mô hình NTTS theo chiều sâu như nuôi thâm canh, công nghệ cao đã phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm ngày càng tăng của xã hội. Tuy nhiên, hoạt động NTTS của vùng ÐBSCL đang phải đối mặt với những tồn tại và thách thức, trong đó nổi lên những vấn đề lớn, đó là tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu, tình trạng xâm nhập mặn, hiện tượng thời tiết cực đoan diễn ra ngày càng nhiều, tình trạng sản xuất manh mún nhỏ lẻ, vẫn còn khá phổ biến làm hiệu quả kinh tế thấp và thiếu bền vững; cạnh tranh thương mại ngày càng gay gắt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và những thành tựu khoa học mới, nếu không theo kịp sẽ dễ bị tụt hậu.
Nhận thức được những lợi thế và thách thức của vùng, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, định hướng phát triển ÐBSCL nói chung, lĩnh vực NTTS nói riêng. Các chỉ đạo của Chính phủ đều định hướng phát triển ÐBSCL là trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, theo nguyên tắc thuận thiên, thích ứng với biến đổi khí hậu, ưu tiên phát triển thủy sản là ngành quan trọng hàng đầu trong các nhóm thủy sản, trái cây, lúa gạo; nhấn mạnh phát triển nuôi trồng thủy sản ở cả 3 vùng nước mặn, lợ, ngọt; tập trung nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị thủy sản theo nhu cầu của thị trường tiêu thụ; đẩy mạnh hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với phát triển thị trường cho sản phẩm.
Ông Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch Tập đoàn Mỹ Lan, đưa ra nguyên tắc trong nuôi tôm bền vững: “Nước thải đầu ra phải sạch hơn nước đầu vào, chứ không phải bỏ ra cả ngàn tỉ đồng để kéo ống ra ngoài biển lấy nước sạch để rồi sau đó xả nước thải làm ô nhiễm cả vùng ÐBSCL. Ðó là cách làm không đúng”. Ông Mỹ gợi ý, ở các nước tiên tiến như Hà Lan có rất nhiều ứng dụng công nghệ xử lý nước để bảo vệ môi trường, chúng ta nên học tập và ứng dụng để có những mô hình tốt trong NTTS.
Ông Huỳnh Văn Tấn, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau (Camimex), cho biết, từ năm 2000 công ty đã “bắt tay” vào nuôi tôm sinh thái và đã đạt được chứng nhận một năm sau đó, năm 2001. Ðây là chứng nhận sinh thái đầu tiên của ngành tôm Việt Nam. Từ năm 2002 Công ty đã có sản phẩm đầu tiên xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Sau hơn 20 năm thực hiện nuôi trồng và phát triển hợp tác tôm sinh thái, đơn vị rất hài lòng vì những kết quả tốt đẹp đã mang lại, bao gồm cho cả hộ nuôi, chính quyền địa phương, hệ sinh thái môi trường, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Ðặc biệt, với người dân, họ đã hiểu thế nào là nuôi tôm sinh thái. Sau khi hợp tác sản phẩm vào chuỗi hệ thống sinh thái, giá trị tạo thêm tăng lên, giúp cải thiện được đời sống của họ rất nhiều so với thời điểm trước đây. Ở góc độ địa phương, mô hình tôm sinh thái đã giúp địa phương giải quyết tốt vấn đề vừa phát triển kinh tế, vừa bảo vệ được rừng. Trước đây, người dân khai thác rừng để nuôi tôm (nuôi tôm thâm canh), nhưng khi nuôi tôm sinh thái, người dân quay sang bảo vệ rừng để phát triển tôm. Về môi trường và hệ sinh thái, do người dân bảo vệ rừng để phát triển tôm sinh thái, cho nên, rừng được bảo vệ phát triển bền vững và “khỏe mạnh”. Với doanh nghiệp và người tiêu dùng, nhờ có sản phẩm tôm sinh thái đã giúp họ chinh phục được phân khúc thị trường cao cấp của thế giới, danh tiếng được lan truyền rộng trên thương trường. Trong khi đó, người tiêu dùng có điều kiện tiếp cận sản phẩm sạch bệnh, an toàn sức khỏe, cho nên họ sẵn sàng trả giá cao hơn sản phẩm cùng loại rất nhiều, thậm chí 20-30%.
Ông Huỳnh Văn Tấn nhấn mạnh: “Nguyên tắc nuôi tôm sinh thái, tôm bền vững là hoàn toàn không sử dụng thức ăn chăn nuôi hay bất kỳ loại hóa chất kháng sinh nào, tức “zero” đầu vào (tôm lớn lên trong thiên nhiên, sống với bản năng tự nhiên; chỉ cần nguồn nước thủy triều tự nhiên, không nhiễm bẩn, con tôm tự kiếm ăn trong nước tự nhiên). Camimex đã thành công theo mô hình này, hằng năm cung cấp ra thị trường thế giới hàng ngàn tấn tôm an toàn và sạch bệnh và đây cũng là tiêu chí phát triển bền vững dựa theo chương trình biến đổi khí hậu”.
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Thời gian, trí tuệ, quyết định kịp thời, đúng lúc là yếu tố quyết định thành công. Vừa qua Tổng Bí thư nêu lãng phí thời gian, mà thời gian là tiền bạc, sao cứ để loay hoay mãi. Phân cấp mạnh ra, quy định trong luật cho rõ cái gì được làm và không được làm để người ta sáng tạo”
Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.