Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 26 tháng 6 năm 2024  
Thứ năm, ngày 13 tháng 10 năm 2022 | 15:13

Bắc Giang nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Những năm qua, Bắc Giang đã quan tâm, hỗ trợ phát triển các sản phẩm chủ lực, trong đó đẩy mạnh việc triển khai Chương trình OCOP, từ góp phần nâng cao chất lượng, giá trị, tạo uy tín, thương hiệu cho sản phẩm và niềm tin với người tiêu dùng.

Đưa ra thị trường sản phẩm chất lượng

Với mục tiêu phát triển bền vững các sản phẩm thế mạnh của địa phương, những năm qua UBND tỉnh Bắc Giang đã tập trung chỉ đạo phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, ưu tiên phát triển hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp nhỏ và vừa để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với HTX và doanh nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng đăng ký bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm.

Đến nay, HTX Mỳ Chũ Xuân Trường có 2 sản phẩm đạt OCOP 4 sao. Cuối năm 2021, HTX đã có những lô hàng đầu tiên được xuất khẩu sang Úc, Hồng Kông và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các thị trường này.

Hiện nay, Bắc Giang có 180 sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở lên. Trong đó, có 01 sản phẩm tiềm năng đạt 5 sao cấp quốc gia; 43 sản phẩm 4 sao và 141 sản phẩm 3 sao, thuộc tốp đầu các tỉnh có số sản phẩm OCOP lớn nhất trên cả nước. Tỉnh đã cấp quyền sử dụng nhãn hiệu OCOP cho 100% sản phẩm đạt 3 sao trở lên; các sản phẩm được công nhận đều được dán tem điện tử, hoặc có mã số, mã vạch..

Khi tham gia Chương trình OCOP các chủ thể không chỉ có cơ hội được đưa ra thị trường những sản phẩm uy tín, chất lượng mà còn được chính quyền các địa phương, các cơ quan, đơn vị chuyên ngành chủ động phối hợp hướng dẫn, hỗ trợ để các tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh ATTP. Từ đó, các chủ thể HTX, doanh nghiệp, cá nhân thấy được những hạn chế trong sản phẩm của mình để tiếp tục cải tiến sản xuất và tổ chức ký cam kết sản xuất an toàn, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.

Ông Phạm Xuân Trường, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Mỳ Chũ Xuân Trường, (Nam Dương, Lục Ngạn) cho biết, với quyết tâm phát triển thương hiệu mỳ Chũ trở thành thương hiệu nổi tiếng, cung cấp sản phẩm mỳ tốt nhất cho sức khỏe người tiêu dùng, HTX thấy rằng, muốn phát triển được sản phẩm thì tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm là tiêu chí quan trọng nhất. Do đó, các sản phẩm mỳ của HTX đều phải đảm bảo nguyên tắc “3 không”: không hàn the, không chất bảo quản, không chất tạo màu thực phẩm công nghiệp.

Nhờ tìm được hướng đi đúng, đến nay, HTX đã cho ra đời tới 9 loại sản phẩm khác nhau với mẫu mã, bao bì đang từng bước được cải tiến, đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng.  HTX cũng đã có 2 sản phẩm đạt OCOP 4 sao là mỳ ngũ sắc và mỳ gạo Chũ truyền thống. Cuối năm 2021, HTX đã có những lô hàng đầu tiên được xuất khẩu sang Úc, Hồng Kông và nhận được nhiều phản hồi tích cực.

Kịp thời gỡ khó

Để nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm OCOP thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang xác định tiếp tục phối hợp với các địa phương hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ATTP tiên tiến; ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc nông sản...

Đến nay, Bắc Giang có 180 sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở lên, nhiều sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao.

Cùng đó đẩy mạnh nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp cũng như việc giết mổ gia súc, gia cầm; tiến hành giám sát ATTP đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản, nhất là các sản phẩm chủ lực, có lợi thế của tỉnh trong chương trình xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP. 

Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Luy, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang cho biết, hiện vấn đề kiểm soát chất lượng vệ sinh ATTP đối với sản phẩm OCOP vẫn còn gặp nhiều khó khăn do các cơ sở sản xuất có quy mô còn nhỏ lẻ, một số địa phương chưa xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm chủ lực; nông dân chưa quen với việc ghi chép nhật ký chăm sóc để truy xuất nguồn gốc sản phẩm...

Để tháo gỡ khó khăn, phát huy hiệu quả các sản phẩm OCOP và kiểm soát chất lượng các sản phẩm OCOP bán ra thị trường, thời gian tới, ngành Nông nghiệp tiếp tục phối hợp với các địa phương hướng dẫn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng ATTP tiên tiến; ứng dụng công nghệ thông tin truy xuất nguồn gốc nông sản...

Cùng với đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp cũng như việc giết mổ gia súc, gia cầm; tiến hành giám sát ATTP đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản, nhất là các sản phẩm chủ lực, có lợi thế của địa phương trong chương trình xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top