Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 28 tháng 1 năm 2023 | 20:21

Bảy kết quả nổi bật ngành Nông nghiệp Bắc Giang

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của ngành năm 2022, tạo đà cho thực hiện thắng lợi các mục tiêu cả giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết của Tỉnh uỷ đặt ra.

Theo đó, năm 2022, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang đã bám sát thực tiễn, đổi mới trong tư duy lãnh đạo, đoàn kết, thống nhất, lựa chọn nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm; cùng với sự hỗ trợ của các cấp, các ngành và địa phương; sự chung sức, vượt khó của tổ chức, cá nhân, bà con nông dân; kết quả các mục tiêu lớn của ngành đều đạt và vượt kế hoạch. Dưới đây là 7 kết quả nổi bật của ngành Nông nghiệp Bắc Giang đạt được trong năm 2022:

Lễ xuất khẩu nhãn tại huyện Yên Thế.

1. Định hướng chỉ đạo chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường đã bắt đầu bén rẽ vào nhận thức xã hội, vào người dân, vào doanh nghiệp.

2. Tốc độ tăng trưởng (GRDP) ngành nông, lâm và thủy sản tăng 2% (kế hoạch là 1%), năm thứ 3 liên tiếp duy trì tăng trưởng, là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế; giá trị sản xuất (giá hiện hành) đạt 37.682 tỷ đồng; giá trị sản xuất/ha đất sản xuất nông nghiệp đạt 135 triệu đồng/ha.

3. Nông sản, thuỷ sản, vật nuôi được mùa, tiêu thụ thuận lợi. Năng suất lúa đạt 58,4 tạ/ha (cao hơn 0,2 tạ/ha so với năm 2021, cao nhất từ trước đến nay), vải thiều sản lượng trên 199,5 nghìn tấn; sản lượng thu hoạch cá thương phẩm đạt 52.242 tấn (tăng 4,0% so với năm 2021); sản lượng thịt hơi các loại đạt 252,8 nghìn tấn (tăng 5,1% so với năm 2021); sản lượng gỗ khai thác đạt 1,0 triệu m3  gỗ các loại (hoàn thành mục tiêu Nghị quyết Đại hội 19 trước 02 năm).

4. Ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhiều sản phẩm khẳng định vị thế trên thế giới. Diện tích lúa chất lượng đạt 45.010ha, chiếm 46,1% diện tích gieo cấy; diện tích vải theo hướng VietGAP diện tích 15.400ha (tăng 200ha), vải GlobalGAP diện tích 555,5ha (tăng 36,5ha so với năm 2021); lần đầu tiên xuất khẩu được 10 tấn sang thị trường Úc và Hà Quốc và nhiều nông sản khác có tiềm năng xuất khẩu trong thời gian tới; thực hiện số hoá 129 vùng sản xuất hàng hoá tập trung cây ăn quả quy mô từ 10ha (địa phương đầu tiên của cả nước).

Xây dựng thành công vùng an toàn dịch bệnh Cúm gia cầm, Niu-cát-xơn tại huyện Yên Thế (địa phương đầu tiên khu vực miền Bắc và miền Trung); xây dựng trên 80ha vùng nuôi trồng thuỷ sản tự động hoá, diện tích nuôi thuỷ sản thâm canh theo tiêu chuẩn VietGap đạt 820ha (đã chứng nhận được 316ha); cấp chứng chỉ rừng quản lý bền vững (FSC) trên 9.198ha (tăng 2.115ha so với năm 2021).

5. Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) phát triển mạnh mẽ, có sản phẩm tiềm năng 5 sao cấp quốc gia. Hết năm 2022, toàn tỉnh có có 205 sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở nên (31 sản phẩm đạt 4 sao, chiếm 15,1%; 174 sản phẩm đạt 3 sao, đạt 84,9%), đặc biệt tỉnh có 01 sản phẩm (vải thiều Hồng Xuân Lục Ngạn) tiềm năng 5 sao cấp quốc gia và 01 sản phẩm điểm du lịch nông thôn (Du lịch sinh thái, văn hoá Bản Ven). Nhiều sản phẩm trở thành quà biếu sang trọng; có trên 60% chủ thể OCOP có doanh thu tăng bình quân trên 15%/năm

6. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, bền vững. Hết năm 2022, toàn tỉnh có 145/182 xã nông thôn mới, chiếm 79,7% (tăng 9 xã), cao hơn bình quân cả nước (cả nước là 73%); 42 xã nông thôn mới nâng cao (tăng 19 xã); 01 xã nông thôn mới kiểu mẫu (xã Quảng Minh, Việt Yên, xã đầu tiên của tỉnh); 239 thôn nông thôn mới kiểu mẫu (tăng 94 thôn); bình quân đạt 17,1 tiêu chí/xã (tăng 0,3 tiêu chí so với năm 2021); 05 huyện và TP Bắc Giang đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới. Duy trì đứng đầu khu vực Trung du và miền núi phía Bắc.

7. Các chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp được nâng cao. Giải quyết Thủ tục hành chính xếp thứ nhất, Cải cách hành chính xếp thứ nhất, ISO xếp thứ 4, mức độ Chuyển đổi số của ngành xếp thứ 4.

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top