Chuyển đổi số ở Cà Mau ngoài thúc đẩy phát triển kinh tế số, mà còn góp phần không nhỏ trong quảng bá doanh nghiệp và sản phẩm địa phương, đặc biệt là sản phẩm OCOP.
119 sản phẩm OCOP lên sàn
Những năm gần đây, chuyển đổi số đã làm nền kinh số Cà Mau phát triển mạnh. Trong đó, kinh tế số đã giữ vai trò quan trọng trong quảng bá và tiêu thụ sản, đặc biệt là các sản phẩm OCOP. Bà Trương Hà Phương Anh, Phó GĐ Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh Cà Mau (iPEC) cho biết, thời gian qua, chuyển đổi số trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh đã đạt được các kết quả tích cực.
Theo bà Trương Hà Phương Anh, nhiều lĩnh vực thương mại số đã tăng mạnh như: mua, bán trên các sàn thương mại điện tử; thanh toán không dùng tiền mặt; sử dụng hoá đơn điện tử, nộp thuế điện tử, mã vạch, mã QR truy xuất nguồn gốc,... Qua đó, các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản, đặc trưng mang thương hiệu của các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử của tỉnh: madeincamau.com, Postmart; các sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước: Sendo, Shopee, Lazada, Tiki…; Alibaba, Amazon… Ngoài ra, gần đây một số chủ thể OCOP đã mạnh dạn chuyển đổi từ các kênh bán hàng truyền thống sang nền tảng trực tuyến bằng việc gia nhập TikTok.
Ông Nguyễn Lâm Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Tiktok Việt Nam cho biết, Tiktok - nền tảng xã hội có hơn 325 triệu người dùng mỗi tháng, đang là một trong những xu hướng chuyển đổi số trong xúc tiến thương mại hiện nay. Theo ông Nguyễn Lâm Thanh, quảng bá xúc tiến tiêu thụ sản phẩm trên TikTok Shop đang là xu thế phát triển nhanh của mua bán điện tử trong thời gian gần đây. Hiện tại, có rất nhiều kênh bán hàng là các chủ thể OCOP ở Cà Mau.
Mật ong Rum - Cà Mau
Bà Trần Thị Xa, GĐ Hợp tác xã Ba Khía Đầm Dơi, huyện Đầm Dơi cho biết, thời gian qua, sản phẩm của doanh nghiệp đã được tiêu thụ rất mạnh qua các nền tảng số như TikTok, Shoppee, Lazada, … Thông qua đó, doanh nghiệp đã quảng bá xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, phát triển thương hiệu, xây dựng hình ảnh, từ đó tạo niềm tin với khách hàng và người tiêu dùng. Chuyển đổi số đã tạo được cơ hội lớn cho chủ thể OCOP,
việc bán hàng qua các nền tảng mạng xã hội sẽ dễ thu hút sự quan tâm của thị trường trên cộng đồng mạng, đây là kênh tiêu thụ sản phẩm tiềm năng cần được áp dụng rộng rãi.
"Chỉ sau thời gian ngắn, quảng bá doanh nghiệp trên các ứng dụng bán hàng trực tuyến qua một số trang mạng xã hội và các sàn thương mại điện tử, nhất là kênh Tiktok, đơn hàng đã tăng lên đáng kể, thương hiệu về sản phẩm ba khía Đầm Dơi được khách hàng nhận diện tốt hơn", bà Xa nhấn mạnh.
Xác định chuyển đổi số đang là nhu cầu và xu thế của kinh tế số, sắp tới Cà Mau sẽ còn tiếp tục đẩy nhanh bằng việc tiếp tục thay đổi nâng cao nhận thức của doanh nghiệp người dân, qua đó thúc đẩy nhanh thương mại số phát triển, góp phần thúc đẩy nền kinh tế Cà Mau phát triển.
“Thời gian tới, iPEC quyết tâm phối hợp cùng các sở, ban, ngành đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp, các chủ thể OCOP chuyển đổi số trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, hiệu quả” - bà Trương Hà Phương Anh khẳng định.
Giải pháp phát triển đồng bộ
Ông Huỳnh Quốc Việt, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, chiến dịch cao điểm 69 ngày đêm “Nâng cao hiệu quả sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh Cà Mau” đã gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, đưa tỉnh Cà Mau đạt 85,54/100 điểm trên bảng chỉ số đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử, vươn lên đứng đầu cả nước trong nhiều tháng liên tục. Thời gian qua việc thực hiện chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định, nhất là đối với hoạt động kinh tế số. Trong đó, tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ trên 8%, vượt so với mục tiêu đề ra trong năm 2023 là 8%; tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử đạt 100%; số lượng người dân, doanh nghiệp sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt đã có bước phát triển, nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, y tế, du lịch.
"Sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phấn đấu của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân tỉnh nhà đã không ngừng nỗ lực, vươn lên vượt qua khó khăn để duy trì sản xuất, kinh doanh góp phần ổn định cho kinh tế của tỉnh. Đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản trị, sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả hoạt động" - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt khẳng định.
Trong đóng góp của chuyển đổi số đối với thương mại điện tử ở Cà Mau, phải kể đến vai trò của các tổ chức, doanh nghiệp bưu chính - viễn thông, ngân hàng trên địa bàn tỉnh, khi đã mang lại giá trị mới tiện ích cho người dân.
Theo đánh giá của PGĐ Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Đen: “Hiện nay, thành công của chuyển đổi số ở Cà Mau đã đóng góp quan trọng trong quảng bá doanh nghiệp, thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP. Từ đó, ngày càng thúc đẩy tạo xu thế chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến thương mại, góp phần tăng trưởng kinh tế… Trong đó, có vai trò của các doanh nghiệp, ngân hàng trong đảm bảo thành công của chuyển đổi số, nhất là trên lĩnh vực thương mại điện tử, kinh tế số”.
Theo đó, doanh nghiệp VNPT Cà Mau đã triển khai nhiều nền tảng, phần mềm, ứng dụng số phục vụ công tác chuyển đổi số của tỉnh. Doanh nghiệp này còn triển khai đồng loạt hơn 1.010 điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn toàn tỉnh, tạo sự ủng hộ tin dùng của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và người dân. Bà Hồ Lệ Quyên, PGĐ VNPT Cà Mau cho biết, VNPT Cà Mau sẽ giới thiệu và demo các sản phẩm giải pháp số: Du lịch thông minh; Nông nghiệp thông minh; Chữ ký số điện tử Smart CA; IOC; AI Camera; Hệ thống xác thực thông minh CCCD gắn chip VNPT ID và Check AI, giải pháp điểm danh thông minh,… Với những nền tảng, ứng dụng công nghệ số này, hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số của tỉnh, góp phần tăng trưởng thương mại số, kinh tế số trong thời gian tới".
Ông Nguyễn Thành Tâm, GĐ Viettel Cà Mau cho biết: “Viettel Cà Mau đã tổ chức, triển khai nhiều hoạt động cung cấp miễn phí chữ ký số điện tử cá nhân Mysign, cung cấp miễn phí tài khoản Viettel Money thanh toán không dùng tiền mặt (hiện tại đã có hơn 25.000 người dân Cà Mau đăng ký sử dụng); triển khai các gói cước di động với khuyến mại Data siêu khủng dành riêng cho khách hàng trên địa bàn tỉnh Cà Mau như: gói cước CM125 với 7,5 GB/ngày; gói MXH120 miễn phí sử dụng Tiktok, Facebook, Youtube... nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, kinh tế số trên địa bàn.”
“Đặc biệt, đã triển khai xã chuyển đổi số, chợ 4.0 và dự kiến đến hết tháng 10 phát triển thêm ít nhất 1.000 điểm chấp nhận thanh toán QR Code cho các tiểu thương và 5.200 thuê bao Viettel Money cho bà con đến tham gia mua hàng tại các chợ này”, ông Nguyễn Thành Tâm cho biết thêm.
Sáng nay (16/9), tại phim trường số 1, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Quảng Nam, Cuộc thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024 chính thức khai mạc. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Quảng Nam tổ chức cuộc thi và là địa phương duy nhất cả nước đến thời điểm này triển khai cuộc thi trên sóng truyền hình.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.