Với 800 nhân khẩu/206 hộ, gồm 8 dân tộc anh em: Pù Lá, Tày, Nùng, Mông, Mường, Thái... cùng chung sống, thôn Na Pắc Ngam, xã Tà Chải (Bắc Hà - Lào Cai) đã chủ động vẽ lên bức tranh cuộc sống đầy màu sắc cho bản làng của mình từ xây dựng nông thôn mới (XDNTM) kiểu mẫu.
Những cống hiến được vinh danh
Từ ngày nhà văn hóa thôn được hoàn thành khang trang to đẹp theo kiến trúc nhà sàn truyền thống, cuộc sống của bà con trong thôn Na Pắc Ngam như nhộn nhịp hẳn lên. Chiều nào bọn trẻ con cũng kéo đến với đủ thứ trò chơi như đá bóng, đá cầu, đuổi bắt... Tối đến, các bà, các chị rộn rã tập văn nghệ, tập múa. Trưởng thôn Nguyễn Phi Hùng ngày nào cũng phải đảo qua mấy vòng để kịp thời nhắc nhở bọn trẻ không nghịch phá, vẽ bậy, bôi bẩn, giữ gìn vệ sinh để khu vui chơi luôn sạch đẹp.
Nhớ lại lúc người dân trong thôn chủ động đăng ký với Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới (BCĐ XD NTM) xã để tổ chức triển khai xây dựng thôn kiểu mẫu, ông Hùng lo lắm, trách nhiệm của ông cũng nặng nề hơn khi phải thường xuyên vận động, nhắc nhở bà con cùng nhau hoàn thành kế hoạch đề ra.
Nhà văn hoá thôn Na Pắc Ngam khang trang, to đẹp.
Nhờ chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể từ huyện đến xã, Na Pắc Ngam đã xác định rõ những khó khăn và thế mạnh của mình, đề ra nhiệm vụ cụ thể phù hợp với thực tế. Trước hết là đảng viên, những người có uy tín trong cộng đồng đi đầu thực hiện. Tiêu biểu như gia đình ông Lâm Văn Tờ (dân tộc Tày) không chỉ chủ động hiến đất, góp công mà còn kêu gọi anh em, họ hàng trong dòng họ Lâm (khoảng 70-80 hộ gia đình khác) góp 5ha đất và ngày công lao động.
Nhiều gia đình tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, thâm canh tăng vụ như: hộ ông Lâm Văn Nùng nuôi gần 10 con lợn đen (1 tạ/con) và đàn trâu, ngựa hơn 20 con, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. Hộ ông Lâm Văn U nuôi đàn ngựa 10 con, trong đó có 6 con ngựa bạch và 3 ngựa con mới sinh. Chỉ tính riêng tiền ngựa bạch giống vừa có được sau 2 năm, gia đình ông U cũng thu về 200 triệu đồng. Hay như hộ ông Mai Nghĩa Cương trồng mận theo tiêu chuẩn hữu cơ của Trại nông nghiệp Bắc Hà, năng suất và chất lượng quả có giá trị cao hơn... Từ đó, góp phần tạo phong trào phát triển kinh tế, đưa Na Pắc Ngam trở thành thôn tiêu biểu của xã Tà Chải trong phát triển cây ăn quả ôn đới, tăng vụ rau trên đất lúa 1 vụ và phát triển mô hình chăn nuôi lợn đen,... Nhờ vậy, đời sống của các hộ gia đình ngày được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người năm 2021 đạt 40,23 triệu đồng/người, nay tăng lên 43 triệu đồng/người. Năm 2021, thôn có 59 hộ nghèo thì năm 2022 giảm được 12 hộ, chỉ còn 47 hộ nghèo.
Đời sống tinh thần của người dân được nâng cao góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá các dân tộc.
Trưởng thôn Nguyễn Văn Hùng cho biết, tất cả những cá nhân, dòng họ, hộ gia đình có nhiều đóng góp đều được kịp thời biểu dương, khen thưởng trước cộng đồng từ các buổi họp thôn cho đến ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc của thôn. Đó chính là nguồn động viên cổ vũ rất lớn để bà con tiếp tục phát huy, lan toả những thành quả đạt được cho bà con học theo.
Để thực hiện xây dựng thôn kiểu mẫu, BCĐ công khai cho các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên và mọi người dân được tham gia. Chủ động để cộng đồng dân cư trực tiếp tham gia xây dựng các công trình, phát huy vai trò giám sát cộng đồng để đảm bảo chất lượng công trình, phát huy hiệu quả vốn đầu tư để nhân dân tin tưởng và tích cực tham gia XDNTM nên công trình như nhà văn hoá thôn, đường giao thông... từ chỗ một số hộ phản đối, chưa đồng thuận vì cho rằng giá đền bù đất đai, hoa màu thấp, đã chủ động tích cực tham gia. Đến cuối năm 2021, Na Pắc Ngam đã được UBND huyện Bắc Hà công nhận đạt chuẩn thôn kiểu mẫu.
Đã biết vì việc chung
Đến nay, nhìn cơ sở hạ tầng nông thôn khang trang, sạch đẹp, Trưởng thôn Nguyễn Văn Hùng cũng như bà con các dân tộc thôn Na Pắc Ngam rất phấn khởi. Đây không chỉ là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế mà còn nâng cao đời sống văn hoá. Người dân đã có ý thức trong việc tạo cảnh quan “sáng, xanh, sạch, đẹp”, thôn đã triển khai trồng mới nhiều tuyến đường hoa, 100% đường giao thông có điện thắp sáng (trong đó trục chính lắp đặt đèn led trang trí), 100% số hộ có nhà tiêu, chuồng nuôi gia súc hợp vệ sinh; rác thải được thu gom thường xuyên.
Người dân chủ động tạo cảnh quan cho đường làng ngõ xóm.
Bà con cũng tích cực tham gia thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ, nhiều bài hát, điệu múa truyền thống của các dân tộc nhờ đó được bảo tồn. Bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và ngày càng phát triển, an ninh trật tự xã hội trên địa bàn thôn được đảm bảo, dân chủ ở cơ sở được phát huy.
Theo ông Hùng, người dân trong thôn đã thực sự thay đổi căn bản về nhận thức trong lao động sản xuất, có trách nhiệm với việc làng việc nước, thực hiện tốt việc đa dạng hóa huy động mọi nguồn lực, người có công góp công, người có của góp của, biết đoàn kết để xây dựng quê hương
Ông Bùi Đức Cường Chủ tịch UBND xã Tà Chải, cho biết: “Để Na Pắc Ngam trở thành thôn kiểu mẫu, chúng tôi đánh giá cao toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên và nhân dân trong thôn đã có sự đồng thuận cao, tích cực tham gia và có cách làm sáng tạo, phát huy được lợi thế của thôn để XDNTM, đặc biệt là cán bộ, đảng viên gương mẫu, người có uy tín trong cộng đồng. Thôn không chỉ thực hiện tốt dân chủ cơ sở mà việc thường xuyên kiểm tra, phát hiện những tồn tại, kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, đúc kết rút kinh nghiệm trong thực hiện XD NTM đã phát huy hiệu quả và mang lại kết quả rất đáng tự hào”.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.