Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 13 tháng 12 năm 2022 | 21:6

Chương trình OCOP ở Sóc Trăng: Khẳng định hướng đi đúng

Hơn 3 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Sóc Trăng đạt được kết quả vượt mục tiêu đề ra. Sau khi được công nhận đạt chuẩn OCOP, nhiều sản phẩm có thị trường tiêu thụ rộng mở, doanh số và lợi nhuận đều tăng.

Sóc Trăng hiện có 189 sản phẩm được đánh giá đạt OCOP từ 3 sao trở lên.

Tư Hồng là một trong những thương hiệu sản xuất bánh in nổi tiếng ở Sóc Trăng. Bánh được làm từ bột nếp, môn, sầu riêng, đậu xanh với bí quyết sản xuất gia truyền. 

Ông Đỗ Anh Thư, chủ cơ sở sản xuất bánh in, bánh pía Tư Hồng ở huyện Mỹ Xuyên chia sẻ, tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm, năm 2019, cơ sở của anh có 3 sản phẩm được công nhận đạt OCOP. Nhờ vậy, sản phẩm bánh của cơ sở anh được người tiêu dùng biết đến và sử dụng nhiều hơn. Thông qua những lần tham gia các hội chợ, quảng bá sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, thị trường tiêu thụ sản phẩm của cơ sở ngày càng được mở rộng… Năm 2022 này, cơ sở của anh tiếp tục có thêm 4 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP".

 "Năm 2019, sản phẩm của chúng tôi đạt được OCOP lần 1 thì thị trường bán mạnh hơn trước 20-30%. Khách chọn thương hiệu OCOP, cũng như là thương hiệu chung cả nước vậy, mình cũng được tỉnh cấp chứng nhận OCOP thì doanh số bán ra cao hơn lúc mình chưa tham gia OCOP nhiều lắm. Bởi vậy, đợt sau này, tôi tham gia thêm 4 sản phẩm nữa, như vậy cơ sở đã có 7 sản phẩm đạt OCOP", ông Thư chia sẻ.

Qua 3 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP, có thể khẳng định, chương trình là một giải pháp thiết thực, hiệu quả, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ra giá trị gia tăng cho những sản phẩm nông nghiệp lợi thế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập người dân thông qua việc phát triển sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có lợi thế ở các địa phương. Trọng tâm của Chương trình OCOP là phát triển sản phẩm, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương, trong đó, chủ thể thực hiện là HTX, THT, doanh nghiệp vừa và nhỏ, cơ sở có giấy đăng ký kinh doanh.

Đến nay, Sóc Trăng có 189 sản phẩm được đánh giá đạt OCOP từ 3 sao trở lên; trong đó có 1 sản phẩm đạt hạng 5 sao, 19 sản phẩm đạt hạng 4 sao của 102 chủ thể doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, vượt gần 3 lần so với kế hoạch đề ra. Các sản phẩm OCOP của Sóc Trăng có bước tiến về chất lượng, đa dạng về mẫu mã, bao bì, đảm bảo điều kiện , quy định về tem, nhãn mác, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đồng thời được các đơn vị phân phối, bán lẻ, sàn giao dịch thương mại điện tử… ký kết hợp đồng tiêu thụ với số lượng lớn.

Tuy vậy, Chương trình OCOP của Sóc Trăng cũng còn một số hạn chế, nhất là năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm, kiến thức kỹ năng về thị trường của chủ thể OCOP. Nhiều chủ thể OCOP chưa tiếp cận được nguồn hỗ trợ, vay vốn ưu đãi, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; năng lực xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm của địa phương, doanh nghiệp còn yếu…. 

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng, cho biết: "Sản phẩm OCOP tuy vượt kế hoạch đề ra, với 189 sản phẩm, nhưng chưa xứng với tiềm năng và lợi thế của từng địa phương, nhiều sản phẩm công nhận quy mô còn nhỏ lẻ. Ngoài ra, tính liên kết tiêu thụ chưa bền chặt, thị trường chưa được mở rộng, một vài sản phẩm được công nhận nhưng chưa phù hợp, chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân và chủ thể OCOP".

Từ nay đến năm 2025, tỉnh Sóc Trăng đặt mục tiêu phấn đấu có ít nhất 200 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên; trong đó có 6-7 sản phẩm đạt 5 sao. Tỉnh cũng sẽ củng cố và nâng hạng ít nhất 50% sản phẩm OCOP được đánh giá và xếp hạng; Ưu tiên phát triển sản phẩm của các hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa; Có ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm OCOP, góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống….

 Để thực hiện được mục tiêu trên, Sóc Trăng tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông về Chương trình OCOP, lồng ghép chặt chẽ Chương trình OCOP với việc thực hiện Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hỗ trợ thiết kế logo, nhãn hiệu, bao bì sản phẩm tạo sức hấp dẫn cho các sản phẩm… 

Ông Vương Quốc Nam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Mỗi xã một sản phẩm giống như là phân khúc của thị trường hàng hóa ở vùng nông thôn, với các sản phẩm đặt thù truyền thống ở nông thôn mà chúng ta chưa khai thác nhiều, chúng ta không so sánh với những hàng hóa công nghiệp, thương hiệu lớn khác. Còn ở đây sản phẩm này có trong dân gian mà chúng ta tìm tòi, khai thác để xây dựng và phân khúc thị trường này. Sản phẩm có thể phục vụ người tiêu dùng đảm bảo sạch và an toàn, chúng ta xây dựng được nhãn hiệu và hơn nữa là tiến tới thương hiệu để cho người nông dân có sản phẩm, có thương hiệu trên thị trường để họ tăng lên giá trị và thu nhập. Sau 3 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng mang tính đặc trưng, lợi thế của mỗi địa phương ở Sóc Trăng, qua đó, tăng thu nhập cho người dân và đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững.

 Cao Xuân Lương 

 

Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top