Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ năm, ngày 5 tháng 1 năm 2023 | 8:55

Đồng bằng sông Hồng và Trung du Bắc Bộ chung sức xây dựng nền nông nghiệp hiện đại

Khối thi đua Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du Bắc Bộ vừa tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 tại Hà Nam.

Theo ông Ngô Mạnh Ngọc, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nam, Khối thi đua Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du Bắc Bộ gồm 13 Sở Nông nghiệp và PTNT: Hà Nam, Hưng Yên, Hà Nội, Hải Dương, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Bắc Giang và Thái Nguyên. Với chủ đề năm 2022 “Toàn ngành Nông nghiệp và PTNT chung sức xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn văn minh”, các đơn vị trong Khối đã tập trung xây dựng và phát triển nhiều nhiệm vụ, giải pháp, tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình xây dựng nông thôn mới năm 2022.

Các đại biểu tham dự hội nghị

 

Năm 2022, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của các đơn vị trong Khối cơ bản tăng 1 - 4% so với năm 2021, toàn khối đạt 240.000 tỷ đồng. Lĩnh vực trồng trọt, tỉnh/thành có giá trị sản xuất trồng trọt/ha đất canh tác cao là Hưng Yên 210 triệu đồng, Hải Phòng 176,8 triệu đồng, Ninh Bình 150 triệu đồng. Lĩnh vực chăn nuôi, tỉnh/thành có sản lượng thịt hơi xuất chuồng cao là  Hà Nội 417.600 tấn, Bắc Giang 252.800 tấn, Thái Bình 248.992 tấn, Hưng Yên 140.460 tấn. Sản xuất thủy sản có nhiều thuận lợi, phát triển khá. Một số tỉnh có sản lượng thủy sản đạt cao như: Thái Bình 280.340 tấn, Nam Định 187.318 tấn, Quảng Ninh 160.873 tấn…

Chương trình xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai sâu rộng và hiệu quả, Khối đã có 4 tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới gồm: Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên và Hải Dương. 

Nhiều sản phẩm OCOP ở các địa phương được công nhận 3 sao, 4 sao và 5 sao đã trở thành sản phẩm quốc gia, mang lại giá trị kinh tế cao. Các tỉnh, thành phố có nhiều sản phẩm OCOP là: Hà Nội 534 sản phẩm 3 sao, 1098 sản phẩm 4 sao, 4 sản phẩm 5 sao; Nam Định 283 sản phẩm 3 sao, 47 sản phẩm 4 sao; Quảng Ninh 193 sản phẩm 3 sao, 68 sản phẩm 4 sao, 3 sản phẩm 5 sao cấp tỉnh, 3 sản phẩm 5 sao trung ương…

Để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các tỉnh, thành phố đề ra, năm 2023, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du Bắc Bộ tập trung thực hiện tốt chương trình công tác, nhiệm vụ chính trị, phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND các tỉnh, thành phố giao; tiếp tục tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng qua đó nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các phong trào thi đua; các đoàn thể cơ quan phối hợp chặt chẽ trong việc tổ chức chỉ đạo công tác thi đua, làm cho phong trào thi đua trở thành phong trào sâu rộng, thường xuyên trong mỗi cơ quan.

Tại hội nghị, đại diện Bộ NN & PTNT trao Cờ thi đua của Bộ cho 3 Sở Nông nghiệp và PTNT có thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua năm 2021, gồm: Hà Nam, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và Trung du Bắc Bộ duy trì và thực hiện hiệu quả phong trào “Toàn ngành Nông nghiệp và PTNT chung sức xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, nông dân giàu có, nông thôn văn minh” giai đoạn 2021 – 2025; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong tất cả các lĩnh vực công tác; duy trì nề nếp việc đăng ký thi đua, ký kết giao ước thi đua, sơ kết, tổng kết công tác thi đua khen thưởng đảm bảo kịp thời, đúng quy định; tăng cường kiểm tra, đôn đốc đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra giải pháp thực hiện kịp thời khắc phục những yếu kém, tồn tại trong công tác thi đua, khen thưởng để thi đua khen thưởng là động lực góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng đã thông báo những kết quả phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm qua. Theo đó, Hà Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,82%, đứng thứ 3 trong Khu vực Đồng bằng sông Hồng, thứ 12 toàn quốc; thu cân đối ngân sách nhà nước năm đầu thực hiện tự chủ ngân sách đạt gần 14 nghìn tỷ đồng. Trong kết quả chung đó, có đóng góp quan trọng của ngành Nông nghiệp và  PTNT.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam mong rằng, thời gian tới Hà Nam sẽ tiếp tục được đón nhận sự quan tâm, chỉ đạo, giúp đỡ tích cực của Bộ Nông nghiệp và  PTNT, các đơn vị trong khối. Từ đó, ngành Nông nghiệp và  PTNT tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, thực hiện thắng lợi đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới , trọng tâm là chuyển đổi số trong nông nghiệp, tăng cường ứng dụng, khoa học, công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực…

 

 

Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top