Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được triển khai đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc thúc đẩy phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Qua đó, đã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang hướng liên kết chuỗi giá trị, xây dựng được những sản phẩm chất lượng, nhiều sản phẩm OCOP xuất đi thị trường thế giới.
Đồng hành để duy trì sản phẩm OCOP bền vững
Thanh Hóa là một tỉnh về địa hình, khí hậu nên có rất nhiều nét đặc trưng riêng nên sản vật, đặc sản mang tính vùng miền độc đáo. Trong thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Thanh Hóa luôn chú trọng bảo đảm chất lượng sản phẩm gắn với lợi thế bản địa, từ đó thức đảy kết nối thị trường, tạo sự phát triển bền vững cho từng sản phẩm.
Với mục tiêu phát triển kinh tế vùng nông thôn theo hướng phát huy nội lực, gia tăng gái trị cho các sản phẩm thế mạnh, ngay từ khi triển khai Chương trình, Thanh Hóa đã xác định phải đặc biệt coi trọng yếu tố chất lượng sản phẩm, gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế và cả nét văn hóa phong tục tập quán sản xuất của người dân các địa phương.
Thanh Hóa nhiều sản phẩm mang tính chất vùng miền.
Sau gần 6 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), tính đến nay, Thanh Hóa có 517 sản phẩm OCOP đã được công nhận. Trong đó, có 1 sản phẩm 5 sao, 57 sản phẩm 4 sao, 459 sản phẩm 3 sao thuộc 304 xã, phường, thị trấn; 384 chủ thể (76 doanh nghiệp, 116 hợp tác xã, 11 tổ hợp tác, 181 hộ sản xuất kinh doanh).
Đến nay, có khoảng 95% sản phẩm OCOP được đưa lên giới thị trường và bán trên các sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, với mục tiêu nâng tầm sản phẩ OCOP trên thị trường các sở ngành, địa phương đã thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn các chủ thể hoàn thiện và nâng cấp sản phẩm đã có thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, đòa tạo, học tập kinh nghiệm.
Đồng thời, tập trung xây dựng các dự án liên kết đối với các sản phẩm OCOP chủ lực, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, tạo dựng thương hiệu cho sản phẩm nói riêng và hệ sinh thái sản phẩm OCOP Thanh Hóa nói chung.
Bà Phùng Thị Hoa - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Dược thảo Đăng Khoa, cho biết: Quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Đông trùng hạ thảo Đăng Khoa bắt đầu từ năm 2017 khi chúng tôi nhận thấy tiềm năng của sản phẩm này. Thạc sĩ Nguyễn Văn Tuấn và đội ngũ kỹ thuật đã nghiên cứu và hoàn thiện quy trình nuôi trồng, từ đó tạo ra sản phẩm đảm bảo chất lượng cao. Chúng tôi đã không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất và mở rộng quy mô sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng thương hiệu Đăng Khoa thành thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam.
Trong quá trình sản xuất và kinh doanh, theo bà Hoa, đơn vị luôn nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện từ các cấp chính quyền địa phương, có đội ngũ cộng tác viên rộng khắp và chủ động được quy trình sản xuất nhờ nghiên cứu tự thân. Điều này giúp chúng tôi chịu trách nhiệm về chất lượng và an toàn sản phẩm, đồng thời phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng. Thời gian tới, mong muốn các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc thuê đất xây dựng nhà xưởng và mở rộng sản xuất. Đồng thời, cũng kỳ vọng vào việc cải thiện hành lang pháp lý và thủ tục hồ sơ liên quan đến giấy chứng nhận sản phẩm OCOP để tiếp tục phát triển và mở rộng thị trường.
Nhiều sản phẩm cần được quan tâm để duy trì bền vững.
Theo ông Phan Xuân Hùng- Trưởng phòng quản lý chương trình OCOP (thuộc VPĐP nông thôn mới tỉnh Thanh Háo) cho biết: Để phát triển sản phẩm OCOP bền vững. Trên cơ sở phát huy những kết quả đã đạt được, tỉnh Thanh Hóa tiếp tục cường hỗ trợ các cơ sở, chủ thể OCOP phát triển, hoàn thiện sản phẩm và chuẩn hóa hồ sơ, tạo điều kiện đưa sản phẩm OCOP vào hệ thống kênh phân phối hiện đại, các hệ thống bán lẻ và các điểm phân phối.
Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, xúc tiếp đầu tư thương mại, giới thiệu sản phẩm thông qua các phương tiện truyền thông... Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị kinh tế của các sản phẩm OCOP.
Bên cạnh việc phát huy tính năng động, sáng tạo của các chủ thể, tỉnh Thanh Hóa đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đề cao trách nhiệm “đỡ đầu” của cấp ủy, chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở. Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu, xác lập chỗ đứng trên thị trường vững chắc đối với các sản phẩm OCOP của địa phương.
Những giải pháp hữu hiệu để phát triển sản phẩm
Theo ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa, Thanh Hóa là tỉnh lớn cả về diện tích và dân số; có cả vùng đồng bằng, ven biển và vùng trung du, miền núi, có tiềm năng phát triển đa dạng các sản phẩm OCOP. Chính vì vậy, trong thời gian qua tỉnh Thanh Hóa luôn xác định Chương trình mỗi xã một sản phẩm là chương trình trọng tâm để phát triển kinh tế khu vực nông thôn, khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn.
Ông Phạm Huy Hùng - Giám đốc Công ty CP Phát triển Lam Kinh nhận định: Đối với các sản phẩm thì chất lượng là yếu tố quan trọng nhất giúp chúng tôi chiếm được lòng tin của khách hàng. Nhưng việc tiêu thụ lại là yếu tố quyết định của sản xuất hàng hóa. Ý thức được điều đó, thời gian qua, công ty chúng tôi cũng đã tổ chức nhiều đợt xúc tiến, giới thiệu sản phẩm nem chua của mình tại buổi giới thiệu sản phẩm và tại các siêu thị trong và ngoài tỉnh.
Ông Lê Anh - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại Lê Gia cho rằng, là một trong những chủ thể tiên phong trong phong trào OCOP tại tỉnh Thanh Hóa, Lê Gia ý thức được trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ phát huy mắm truyền thống quê hương, tạo ra những tác động tích cực, lan tỏa đến cộng đồng địa phương thông qua việc tích cực tham gia phong trào OCOP từ những ngày đầu triển khai.
Nhìn những tiềm năng để phát huy lợi thế, phát triển bền vững những sản phẩm OCOP đặc trưng
Chính vì vậy, với mong muốn cùng quê hương đẹp lên, gìn giữ và nâng tầm các giá trị truyền thống và tài nguyên bản địa, được sự ủng hộ của các cấp chính quyền và bà con quê hương, từ đầu tháng 6/2024 Công ty TNHH Thực phẩm & TMDV Lê Gia đã nỗ lực, bền bỉ để đưa nhà máy đi vào hoạt động. Diện tích sử dụng đất của dự án là 10.333 m2 và tổng mức đầu tư gần 60 tỷ đồng với nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, nhà máy cũng được Lê Gia xây dựng và thiết kế theo xu hướng thân thiện với thiên nhiên, với việc tận dụng năng lượng tái tạo, vật liệu thân thiện với môi trường, nhiều cây xanh, hệ thống xử lý không khí theo công nghệ lọc tĩnh điện, xử lý nước thải đạt chuẩn theo Việt Nam để kết hợp trong việc vừa sản xuất vừa làm du lịch.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.