Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 21 tháng 2 năm 2023 | 14:16

Gỡ khó để thực hiện hiệu quả 3 chương trình mục tiêu quốc gia

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về đôn đốc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 và thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội diễn ra ngày 21/2, do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì đã đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện có hiệu quả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Năm 2023, phân bổ hơn 48.355 tỷ đồng

Thông tin tại hội nghị cho thấy, đến nay, Chính phủ đã ban hành 69 văn bản quy định cơ chế quản lý, hướng dẫn thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG). Tuy nhiên, vẫn còn 3 văn bản hướng dẫn thực hiện một số nội dung, dự án thành phần thuộc CTMTQG phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa hoàn thành.

Về phân bổ, giao kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2025 còn lại của 03 CTMTQG, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, phương án giao bổ sung 9.547,732 tỷ đồng kế hoạch đầu tư công nguồn NSTW giai đoạn 2021-2025 cho các bộ, địa phương

Toàn cảnh hội nghị.

Về thực hiện, giải ngân vốn NSNN năm 2022, theo số liệu của Bộ Tài chính, ước đến 30/01, đã giải ngân được 13.730,922 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển nguồn NSTW (khoảng 57% kế hoạch), còn 02/52 địa phương giải ngân dưới 20% hoặc chưa giải ngân vốn. Đến hết tháng 12 năm 2022 đã giải ngân khoảng 92,9% kế hoạch vốn đối ứng từ ngân sách địa phương.

Về phân bổ, giao kế hoạch vốn năm 2023, Thủ tướng Chính phủ đã giao 48.355,812 tỷ đồng vốn NSTW, bao gồm: 24.216,812 tỷ đồng vốn ĐTPT, 24.119 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp cho các bộ, địa phương thực hiện 03 CTMTQG đạt 97,6% tổng kế hoạch vốn.

Đối với 1.208,188 tỷ đồng còn lại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ sau khi kế hoạch vốn trung hạn còn lại được giao; Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề xuất phương án phân bổ. Đến hết ngày 17/02/2023, có 40/48 địa phương đã giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư địa phương năm 2023 của 03 CTMTQG.

Còn nhiều khó khăn

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho biết, về ba Chương trình mục tiêu, tổng vốn Hà Giang được Chính phủ giao là 1.493 tỷ. Mới giải ngân được 480 tỷ, đạt 27,38%. Nguyên nhân của việc giải ngân chậm là nguồn vốn được giao vào cuối tháng 5 và cần các văn bản hướng dẫn của Trung ương cũng như các văn bản chỉ đạo của tỉnh. Tỉnh cũng đã xây dựng những Nghị quyết, các kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện. Đến quý IV/2022, mới thực hiện được chương trình này.

Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang nêu ra các khó khăn trong quá trình triển khai. Đồng thời, kiến nghị khẩn trương hoàn thiện các văn bản của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia.

Đến thời điểm này, vẫn còn một số mặt tỉnh Hà Giang vẫn chưa thực hiện được, kể cả trong năm 2023, trong vốn của chương trình về ban hành Quyết định về định mức hỗ trợ các hộ thiếu đất nhà ở, sản xuất, quy định về bồi dưỡng tiếng dân tộc cũng như về hướng dẫn thực hiện công nghệ thông tin đến nay chưa hướng dẫn. Do vậy kế hoạch giải ngân vốn năm 2022 không thực hiện và cũng không phân bổ được và đến năm 2023 đến nay cũng chưa phân bổ được.

Riêng phần năm 2023, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ giao vốn, về phía địa phương đã tiến hành triển khai. Về phía tỉnh Hà Giang đã giao rất sớm bằng các quyết định và công bố trên hệ thống Cổng quốc gia về đầu tư công. Ngày 17/12/2022, tỉnh Hà Giang đã có các quyết định giao tất cả các nguồn vốn, tổ chức triển khai thực hiện, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện cũng đã có sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ cũng như các bộ ngành.

Hiện nay, tỉnh Hà Giang giải ngân được 4,05% nguồn vốn của năm 2023. Riêng trong tháng 1, giải ngân cụ thể nguồn vốn về cân đối ngân sách của địa phương cũng đạt được 17,13% theo kế hoạch. Và như vậy sẽ đảm bảo được tiến độ, còn lại các nguồn vốn ngân sách Trung ương trong đó có nguồn vốn ODA, nguồn vốn phục hồi phát triển kinh tế còn lại vẫn tiếp tục. Qua đây, Hà Giang đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ ngành khẩn trương hoàn thiện các văn bản của ba Chương trình mục tiêu. Đề nghị hoàn thiện để các địa phương tổ chức triển khai thực hiện.

Nhiều giải pháp tháo gỡ

Về công tác chỉ đạo, điều hành, giám sát đánh giá các CTMTQG, trong tháng 02 năm 2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã chủ trì 3 Hội nghị trực tuyến với các địa phương để nắm bắt tình hình thực tiễn và chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình năm 2023.

Tại các Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu tập trung thực hiện 3 giải pháp chính. Thứ nhất, các bộ, cơ quan trung ương khẩn trương hoàn thành các nhiệm vụ xây dựng văn bản hướng dẫn còn thiếu ngay trong Quý I năm 2023; đồng thời, rà soát các kiến nghị, khẩn trương phối hợp chặt chẽ trong xử lý tháo gỡ vướng mắc của địa phương đảm bảo kịp thời, hiệu quả, tránh đùn đẩy trách nhiệm.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Thứ hai, các địa phương chủ động học hỏi kinh nghiệm, khẩn trương hoàn thành việc cụ thể hóa các quy định, cơ chế chính sách thực hiện tại địa phương theo thẩm quyền phân cấp; khẩn trương hoàn thành việc phân bổ, chủ động sử dụng nguồn vốn hiệu quả, tập trung, tránh dàn trải.

Thứ ba, tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, chỉ đạo, giám sát giữa các cơ quan trung ương và địa phương; tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo các cấp để kịp thời đôn đốc, chỉ đạo tiến độ thực hiện và nắm bắt, xử lý vướng mắc khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình (trong tháng 02 năm 2023, tổ chức cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo Trung ương với các địa phương).

Bên cạnh đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan chủ chương trình chủ động tổ chức các hội nghị, hội thảo, các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc nắm bắt tình hình, tiến độ thực hiện từng chương trình tại các địa phương.

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hội nghị được triển khai với tinh thần rất tích cực, khẩn trương, các phát biểu rất trách nhiệm, sát thực tế, thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, tồn tại, khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp để thực hiện hiệu quả trong năm 2023.

Về 3 chương trình mục tiêu quốc gia đã ban hành 69/72 văn bản quy định cơ chế quản lý, hướng dẫn thực hiện các Chương trình. Đến hết tháng 12/2022, đã giải ngân khoảng 92,9% kế hoạch vốn đối ứng từ ngân sách địa phương. Có 5 địa phương có tỷ lệ giải ngân 100% (Hà Nam, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Tây Ninh).

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì trình Chính phủ sửa đổi ngay Nghị định 27 năm 2022 quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Các bộ, cơ quan, địa phương triển khai ngay các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top