Tối 20/4, Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Hà Nam tổ chức hội nghị tọa đàm, giao lưu, tuyên truyền giới thiệu và trưng bày sản phẩm OCOP, sản phẩm an toàn, có nguồn gốc trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận năm 2023.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Nam Trần Thị Ngân, Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Hà Nam nhấn mạnh: Việc tổ chức Hội nghị tọa đàm, giao lưu, trưng bày 50 gian sản phẩm, hàng hóa của tỉnh Hà Nam và 16 tỉnh, thành phố lân cận cùng các hoạt động Hưởng ứng Tuần lễ Thương hiệu quốc gia chào mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20/4 tại tỉnh Hà Nam.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Nam Trần Thị Ngân, Trưởng Ban chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Hà Nam phát biểu khai mạc.
Đây là dịp để các địa phương, đơn vị quảng bá các sản phẩm OCOP; sản phẩm an toàn có nguồn gốc trong sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Nam và các tỉnh lân cận; mở rộng giao lưu, quảng bá thành tựu phát triển kinh - xã hội, văn hóa, xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch với các tỉnh, thành phố trong cả nước; quảng bá, giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp, hợp tác xã... Qua đó, các doanh nghiệp, nhà sản xuất có cơ hội nắm bắt, tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng để từ đó có chiến lược sản xuất, kinh doanh phù hợp, giúp tăng cường liên doanh, liên kết, phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ... mở rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm giữa tỉnh Hà Nam với các tỉnh, thành phố trong cả nước; góp phần phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Lê Thị Thủy và các đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm.
Qua gần 5 năm triển khai thực hiện đề án của tỉnh, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Nam đã dần phát triển mạnh hơn cả về số lượng, lẫn chất lượng. Đến nay, toàn tỉnh có 65 sản phẩm của 30 chủ thể được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh, trong đó 49 sản phẩm đạt hạng 3 sao, 16 sản phẩm đạt 4 sao. Với sự đa dạng về sản phẩm và chất lượng không ngừng được nâng cao, các sản phẩm OCOP của tỉnh có tiềm năng rất lớn trong liên kết phát triển sản phẩm OCOP với các tỉnh trong và ngoài khu vực.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng, Phó Trưởng Ban chỉ đạo cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tỉnh Hà Nam và lãnh đạo Sở NN&PTNT, Hội Nữ doanh nhân tỉnh tham gia tọa đàm.
Tai buổi giao lưu tọa đàm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Nguyễn Đức Vượng cùng lãnh đạo các ngành NN&PTNT, Công thương, đại diện Hội Nữ doanh nhân Hà Nam và một số doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn đã trao đổi về nhiều nội dung xung quanh vấn đề định hướng của tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện mục tiêu, giải pháp chương trình OCOP; tác động của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; ý nghĩa của cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đối với ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh; những chương trình, kế hoạch mà ngành nông nghiệp đã triển khai để nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình OCOP; giải pháp của tỉnh Hà Nam trong việc kết nối, tạo liên kết chuỗi sản phẩm, hỗ trợ về đầu ra cho sản phẩm phát triển bền vững trong thời gian tới...
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.