Hà Tĩnh sẽ nghiên cứu các giải pháp nhằm phát triển bền vững sản phẩm nhung hươu, hướng tới xây dựng thành sản phẩm quốc gia.
Ngày 27/3, Hà Tĩnh tổ chức hội thảo khoa học “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ chế biến sâu nhung hươu Hương Sơn góp phần nâng cao giá trị sản phẩm”.
Ông Lê Ngọc Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh phát biểu khai mạc hội thảo.
Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu nhấn mạnh: Trên thế giới nghề chăn nuôi hươu đang phát triển mạnh mẽ, trở thành ngành kinh tế quan trọng.
Ở Việt Nam, hiện có trên 15 tỉnh chăn nuôi hươu với gần 70.000 con và đang tiếp tục đang phát triển. Trong đó, tỉnh Hà Tĩnh có số lượng đàn hươu sao lớn nhất nước. Riêng huyện Hương Sơn có tổng đàn trên 44.600 con, sản lượng nhung trên 17 tấn/năm với giá trị trên 180 tỷ đồng (chưa tính thu nhập từ bán giống, bán thịt và các sản phẩm khác).
Nghề nuôi loài động vật có sừng này đang giúp người dân huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) thoát nghèo, vươn lên làm giàu bền vững.
Tuy có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao nhưng chăn nuôi hươu ở Hà Tĩnh chưa phát huy, khai thác hết tiềm năng, giá trị của sản phẩm, chưa ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để chế biến sâu, nâng cao giá trị.
Nhằm tiếp tục khai thác, phát triển tiềm năng, giá trị của nhung hươu Hương Sơn, hướng tới xây dựng thành sản phẩm quốc gia, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở KH&CN tổ chức hội thảo khoa học “Nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ chế biến sâu nhung hươu Hương Sơn góp phần nâng cao giá trị sản phẩm”.
Mục tiêu của hội thảo nhằm hệ thống lại các kết quả nghiên cứu khoa học trong nước và trên thế giới về nhung hươu, từ đó định hướng nội dung nghiên cứu bổ sung, kế thừa và hoàn thiện cơ sở khoa học về giá trị dinh dưỡng, dược lý của nhung hươu; khẳng định và làm rõ về giá trị và tính ứng dụng của nhung hươu mà Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã nghiên cứu, phát triển.
Hội thảo cũng góp phần quảng bá thương hiệu nhung hươu Hương Sơn, qua đó thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư và chuyển giao công nghệ chế biến sâu các sản phẩm từ nhung, đa dạng hóa sản phẩm từ nhung hươu, góp phần nâng cao giá trị, phát triển thị trường tiêu thụ và hướng tới xuất khẩu.
Tại chương trình, đại biểu đã tập trung thảo luận các nội dung chính như: Thực trạng và tiềm năng, lợi thế của nhung hươu Hương Sơn – Hà Tĩnh; tổng quan về nghiên cứu phát triển, sử dụng nhung hươu trên thế giới và Việt Nam – xu hướng phát triển; một số kết quả nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế về thành phần, tác dụng của nhung hươu đối với dinh dưỡng, sức khỏe của con người và định hướng sản phẩm; nhung hươu - một vị thuốc quý trong y học cổ truyền; nhung hươu và một số công nghệ chế biến; công nghệ sấy thăng hoa - tiềm năng ứng dụng cho sản phẩm nhung hươu; công nghệ bào chế nhung hươu, ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe...
Thời gian tới, Sở KH&CN Hà Tĩnh sẽ tham mưu lãnh đạo tỉnh triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ để khai thác các giá trị từ nhung hươu; hỗ trợ chuyển giao công nghệ chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao giá trị của nhung hươu Hương Sơn; tăng cường xúc tiến đầu tư, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nhung hươu thông qua công tác phát triển chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.