Ngày 9/12, tại Trung tâm chính trị huyện Đông Anh, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp thành phố năm 2022 cho 40 sản phẩm của huyện Đông Anh.
Tại buổi đánh giá, các thành viên Hội đồng OCOP Thành phố đã chất vấn và tranh luận rất sôi nổi, bảo đảm chặt chẽ đối với từng sản phẩm, từng chủ thể. Hội đồng đặc biệt chặt chẽ về nguồn gốc nguyên liệu; công nghệ chế biến; hình thức bao bì, chất lượng sản phẩm, quy mô sản xuất… Với mục đích lựa chọn các sản phẩm có chất lượng và tiềm năng phát triển, nhằm thúc đẩy nâng cao giá trị kinh tế cho chủ thể tham gia chương trình.
Các thành viên Hội đồng OCOP Thành phố quan sát thực tế mẫu sản phẩm tại Hội nghị
Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Đông Anh Nguyễn Tuấn Hà, sau 03 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP của Thành phố, toàn huyện đã có 146 sản phẩm được Hội đồng đánh giá, phân hạng và nâng cấp, trong đó, có 01 sản phẩm được đánh giá tiềm năng 5 sao, 54 sản phẩm đạt 04 sao và 86 sản phẩm đạt 03 sao. Năm 2022, UBND huyện Đông Anh tiếp tục tổ chức đánh giá, phân hạng cho 40 hồ sơ sản phẩm của 12 cơ sở, doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh trên địa bàn huyện. Trong đó: có 27 sản phẩm thuộc nhóm ngành thực phẩm và 13 sản phẩm nhóm ngành thủ công mỹ nghệ, trang trí.
Theo đó, 40 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng của huyện Đông Anh thuộc 12 chủ thể với 2 nhóm ngành hàng chủ yếu là thực phẩm và lưu niệm - nội thất - trang trí.
Trong số các sản phẩm thực phẩm dự thi, chiếm số lượng lớn là sản phẩm rau, củ, quả tươi của Hợp tác xã Ba Chữ (5 sản phẩm) và Hợp tác xã Sản xuất rau sạch Đông Anh (6 sản phẩm). Bên cạnh đó là sản phẩm thực phẩm chế biến như nem chay, chả rong biển, xúc xích chay của cơ sở sản xuất chay sạch Chúc Hạnh; tương Việt Hùng của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp thôn Đoài; bánh vừng và bánh gạo thơm của Công ty TNHH Hoàng Chiến Thắng...
Đối với nhóm lưu niệm - nội thất - trang trí, tập trung chủ yếu là các sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ đến từ các làng nghề Vân Hà, Liên Hà, như hộ kinh doanh của các ông: Đỗ Văn Cường, Nguyễn Văn Đồng, Phạm Văn Vững, Trần Văn Tân...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn đánh giá, 40 sản phẩm của huyện Đông Anh năm 2022 đều là những sản phẩm tiêu biểu của huyện, được các chủ thể OCOP ứng dụng các công nghệ để đưa vào sản xuất, đảm bảo uy tín và chất lượng. Trong đó, nhiều sản phẩm đã được tiêu thụ rộng khắp trên địa bàn Hà Nội và cả nước.
Huyện Đông Anh nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, việc xây dựng vùng nguyên liệu cho sản phẩm OCOP có gặp khó khăn, do đó, Hà Nội chỉ đạo các huyện phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế của các sản phẩm đặc sản vùng miền; đẩy mạnh liên kết đối với các vùng lân cận để có nguyên liệu đầu vào ổn định cho sản xuất và kiểm soát được chất lượng sản phẩm.
---
Bài viết có sự phối hợp của Văn phòng nông thôn mới thành phố Hà Nội.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.