Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 15 tháng 12 năm 2022 | 10:22

Khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội 2022

Tối 14/12, tại Khu Liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình, UBND TP. Hà Nội tổ chức lễ khai mạc Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội 2022.

Phát biểu khai mạc, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, Trưởng Ban Chỉ đạo Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội 2022, nhấn mạnh: Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm chính trị, hành chính, văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế lớn của cả nước. Nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng trù phú, có lớp trầm tích văn hóa hơn 1.000 năm lịch sử với 1.350 làng nghề, hội tụ các nhóm nghề, bao gồm 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước như: Sơn mài, gốm sứ, vàng bạc, mây tre đan, dệt, gỗ, trồng hoa, cây cảnh... Trong đó, có 318 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận thuộc 23 quận, huyện, thị xã (chiếm 16% trên tổng số 2.007 làng được công nhận của cả nước).

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền phát biểu khai mạc

Sự phát triển của nông nghiệp, làng nghề đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; tạo sự chuyển động mạnh mẽ trong hội nhập, giúp phát triển Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), trở thành điểm đến đáng nhớ trong bản đồ du lịch Việt Nam; là nơi lưu giữ, bảo tồn, giới thiệu, quảng bá tinh hoa nghệ thuật của các làng nghề Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung...
 
Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, hướng tới phát triển nông nghiệp thông minh, công nghệ cao, thích ứng biến đổi khí hậu, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, Hà Nội đã xây dựng được hơn 200 vùng sản xuất lúa tập trung; hơn 5.000ha rau an toàn; 50 vùng trồng hoa chất lượng cao, 76 xã chăn nuôi trọng điểm, 60 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung quy mô lớn, 160 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp toàn thành phố; khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu 10-20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt 20-50 tỷ đồng/năm, khoảng 20 làng nghề đạt hơn 50 tỷ đồng/năm. Khối làng nghề đem lại giá trị gia tăng cao, giải quyết việc làm cho khoảng 740 nghìn lao động...
 
Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền cho rằng, những kết quả đáng khích lệ đó là nhờ có sự quyết tâm, chủ động vào cuộc của cả hệ thống chính trị; sự quan tâm, lãnh đạo của Trung ương, Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố; sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành, sự đóng góp tích cực, bền bỉ của người dân và doanh nghiệp.
 
Theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội 2022 là sự kiện lớn chuyên ngành nông nghiệp, làng nghề và phát triển nông thôn của thành phố Hà Nội, tạo cơ hội, cầu nối cho 5 nhà: "Nhà quản lý - Nhà khoa học - Nhà nông - Nhà kinh doanh - Nhà tiêu dùng" của Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước gặp gỡ giao thương, quảng bá sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, sản phẩm làng nghề, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; giới thiệu mô hình nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái, góp phần gìn giữ nghề truyền thống và phát triển đặc sản địa phương, tiến tới ký kết hợp đồng, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong cả nước.
Các đại biểu tham quan các gian hàng tại Festival
 
Thời gian tới, Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp, phục hồi tốc độ tăng trưởng của ngành thông qua nâng cao hiệu quả sản xuất, gia tăng giá trị, mở rộng thị trường; đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp xanh, sinh thái, thông minh, gắn với phát triển đô thị, dịch vụ, du lịch nông thôn, giáo dục trải nghiệm; chú trọng phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn gắn với phát triển công nghiệp chế biến nông sản và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản toàn cầu...
 
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội 2022 diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 14-18/12/2022, tại phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, với quy mô khoảng 15.000 m2, gồm các khu trưng bày: Sinh vật cảnh, Hà Nội 4 mùa hoa, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề của Hà Nội, trình diễn nghệ thuật ẩm thực Việt, nông nghiệp công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp các quận, huyện, thị xã, giới thiệu thành tựu chung của ngành nông nghiệp Hà Nội; trưng bày sản phẩm nông nghiệp, làng nghề của các tỉnh, thành phố bạn.
 
PV
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top