Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT) vừa khai mạc Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng tại Công viên Thương Bạc (TP. Huế, Thừa Thiên - Huế).
Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP lần này với sự tham gia của hơn 40 đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã đến từ các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Khánh Hòa, Quảng Nam, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Thái Nguyên... Các sản phẩm trưng bày, giới thiệu khá đa dạng, phong phú như: Trà cung đình Huế, sâm bố chính, tinh dầu bưởi thanh trà, gạo hữu cơ Phong Điền, phở sắn Caromi, xoài sấy Cam Lâm, tương Sa Nam, miến tỏi đen, long nhãn ôm sen, mật chuối Tabai, sầu riêng sấy...
Các đại biểu cắt băng khai mạc Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng.
Đây là sự kiện nằm trong chuỗi Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng, mục đích giới thiệu, quảng bá, kết nối các sản phẩm OCOP với hoạt động du lịch văn hóa; nâng cao hình ảnh thương hiệu OCOP Việt Nam đối với khách du lịch trong nước, quốc tế; góp phần khơi dậy các tiềm năng, sản vật, giá trị ẩm thực văn hóa vùng miền và mở rộng thị trường tiêu thụ, kết nối, giao thương cho sản phẩm OCOP của địa phương. Từ đó, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá tri thức, văn hóa bản địa đặc sắc tới khách du lịch về các sản phẩm OCOP và nâng cao hình ảnh du lịch của các địa phương.
Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP lần này với sự tham gia của hơn 40 đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã đến từ các tỉnh.
Ngoài ra còn có các sự kiện bên lề như: Tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức xúc tiến thương mại cho nông dân, hợp tác xã tham gia vùng nguyên liệu. Hoạt động thao diễn nghề và nếm thử sản phẩm tại Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng...
Đây là sự kiện nằm trong chuỗi Không gian quảng bá, kết nối sản phẩm OCOP gắn với hoạt động du lịch cấp vùng, nhằm quảng bá, kết nối các sản phẩm OCOP với hoạt động du lịch văn hóa.
Theo Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) sau 5 năm triển khai, cả nước có 10.322 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của 5.361 chủ thể. Có 51 sản phẩm 5 sao. Vượt kế hoạch Chính phủ giao đến 2025 đạt 10.000 sản phẩm.
Chương trình nhằm quảng bá tri thức, văn hóa bản địa đặc sắc tới khách du lịch về các sản phẩm OCOP và nâng cao hình ảnh du lịch của các địa phương.
Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã gia tăng giá trị, góp phần giúp các chủ thể tăng quy mô sản xuất và doanh thu. Kết quả cho thấy, 60,7% chủ thể OCOP có doanh thu tăng bình quân 17,6%/năm, giá bán các sản phẩm OCOP tăng bình quân 12,2%. Đặc biệt, các sản phẩm 5 sao tăng doanh thu 20 - 30%.
Nâng cao hình ảnh thương hiệu OCOP Việt Nam đối với khách du lịch trong nước, quốc tế.
Nhiều sản phẩm OCOP được các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT lựa chọn là quà tặng cho các nguyên thủ và khách quốc tế. Nhiều sản phẩm OCOP được xuất khẩu tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.