Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 23 tháng 6 năm 2024  
Thứ hai, ngày 10 tháng 6 năm 2024 | 14:15

Khánh Hòa triển khai thành công nuôi thủy sản tại vùng biển hở

Sau 1 năm triển khai thí điểm, mô hình nuôi biển công nghệ cao trên vùng biển mở xã Cam Lập, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đã thành công. Đây là thông tin được đưa tra tại buổi tổng kết mô hình do UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức hôm 7/6.

10 hộ dân nuôi cá biển, tôm hùm ở thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa tham gia mô hình do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa tổ chức, được Qũy Thiện Tâm- Tập đoàn Vingroup  hỗ trợ lồng nuôi bằng vật liệu HDPE. Mô hình có hệ thống camera giám sát dưới nước, hệ thống định vị trên biển, giám sát từ xa 24/7 trên thiết bị điện tử.... Các hộ này nuôi bằng lồng nhựa HDPE tại vùng biển hở thay vì nuôi bằng lồng gỗ truyền thống tại vùng biển kín trong vịnh Cam Ranh như trước đây.

Những lồng HDPE triển khai tại vùng biển hở thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

 

Sau 1 năm triển khai, tất cả 10 hộ đã thu hoạch, năng suất, sản lượng, lợi nhuận mang lại cao hơn so với nuôi theo kiểu truyền thống tại vùng biển kín. Tỷ suất lợi nhuận của hộ nuôi cá bớp đạt 172%, tôm hùm đạt 112%  so với nuôi bằng lồng gỗ truyền thống tại vùng biển kín.

Ông Nguyễn Văn Cư, phường Ba Ngòi, thành phố Cam Ranh cho biết: "Lợi ích bây giờ đã tăng gấp nhiều lần lắm. Đây là nuôi lồng HDPE, cá mau lớn, đạt chuẩn. Trước đây, mình nuôi 10-12 tháng, nay nuôi rút lại còn 7-8 tháng. Tỷ lệ chết ít, ít hao hụt lắm, dưới 20%. Trước đây, hao hụt nhiều vì bè thấp cá nhảy ra ngoài, bữa nay, mình làm lưới cao nên không hao hụt".

Hiện nay, nuôi trồng thủy sản tại vịnh Cam Ranh phát triển mạnh với hơn 100 ngàn lồng, của 2.000 hộ dân, chiếm hơn 500 héc ta mặt nước. Lồng bè dày đặc gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng luồng tuyến hàng hải. Gần đây, nhiều hộ dân nuôi cá, tôm không còn hiệu quả vì dịch bệnh, ô nhiễm, tỷ lệ hao hụt cao. Việc thí điểm đưa cá, tôm ra vùng biển hở nuôi thành công là cơ sở quan trọng để người dân thay đổi phương thức sản xuất trong nuôi biển, gắn với bảo vệ môi trường nuôi. Qua đó,  giảm rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, làm đẹp cảnh quan, có thể kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Lồng nuôi vật liệu mới HDPE còn cho phép người nuôi ứng dụng công nghệ nuôi hiện đại, yên tâm trước rủi ro do thiên tai. Tuy vậy, hiện giá thành lồng nuôi, thiết bị còn cá khá cao, khiến người nuôi khó tiếp cận.

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa (thứ 3 từ trái qua) và ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (thứ 4 từ trái qua) tham quan mô hình nuôi tôm hùm.

 

Ông Nguyễn Văn Khuê, Phường Cam Thuận, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đề nghị: "Mong muốn Nhà nước tiếp tục hỗ trợ để cho làm lồng bè HDPE, đưa ra vùng biển hở, nuôi cho đạt hiệu quả vì nước sạch sẽ hơn. Chứ phía trong bờ,  giờ người ta làm nhiều quá, nước ô nhiễm, không thể nào bằng ngoài biển hở được. Chỉ có nuôi được cá con chứ không nuôi cá thịt được. Bè gỗ truyền thống giờ chỉ nuôi được trong đầm, ra vùng biển hở không thể nuôi được vì gặp sóng, gió bị gãy, hư hại".

Tỉnh Khánh Hòa đang  kêu gọi các nhà khoa học, các doanh nghiệp liên kết, đầu tư xây dựng các mô hình nuôi biển bằng công nghệ tiên tiến, phát triển công nghệ thiết bị phụ trợ phục vụ nuôi biển, chế biến thủy sản. UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu một số chính sách để hỗ trợ ngư dân chuyển đổi lồng nuôi sử dụng vật truyền thống sang lồng nuôi sử dụng vật liệu mới HDPE; hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm tai nạn cho người lao động làm việc trên lồng bè; hỗ trợ kinh phí mua bảo hiểm rủi ro thiên tai đối với đối tượng thủy sản. 

Lồng nhựa HDPE nâng cao hiệu quả, an toàn nuôi cá tại vùng biển hở.

 

Ông Nguyễn Tấn Tuân, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa cho biết: "Tỉnh cũng sẽ có các chính sách đặc thù để vận động ngư dân chúng ta đảm bảo việc nuôi trồng thủy sản bằng công nghệ cao HDPE, đảm bảo môi trường nhưng hiệu quả. Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa sẽ xem xét hỗ trợ vốn ban đầu cũng như hỗ trợ lãi suất để ngư dân chuyển đổi từ lồng bè truyền thống sang lồng bè kỹ thuật cao HDPE. Như vậy mới đảm bảo được trong quá trình mưa bão đến cấp 10- 12, tài sản của người dân vẫn được an toàn".

Nước ta có hơn 1 triệu km2 mặt nước biển, hơn 3.200 km bờ biển có lợi thế rất lớn phát triển nuôi biển. Đến năm 2024, sản lượng nuôi biển nước ta dự kiến đạt 850 ngàn tấn, vượt kế hoạch trước 1 năm. Tuy vậy, tỷ lệ nuôi thủ công rất nhiều, tiềm ẩn nhiều rủi ro do ô nhiễm, hiệu quả kinh tế chưa cao. Tỉnh Khánh Hòa có lợi thế rất lớn với đường bờ biển hơn 380km cũng như có các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế biển được Trung ương cho phép thí điểm tại địa phương. 

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thời gian tới, tỉnh Khánh Hòa cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng mô hình này, thường xuyên quan trắc môi trường để tạo điều kiện cho vật nuôi phát triển tốt vừa gắn với bảo vệ môi trường nuôi.

"Khánh Hòa đi trước tổ chức chế tạo những cái lồng không khác Na Uy và tổng kết hiệu quả việc nuôi cá giò, cá hồng, hôm hùm, nhuyễn thể... đưa lại hiệu quả rất cao. Đây là mô hình sẽ nhân rộng 27 tỉnh khác có biển, qua đó, có thể phát huy lợi thế của nuôi biển, góp phần phát triển kinh tế biển. Đồng thời, giảm cường lực khai thác để gỡ thẻ vàng trong thời gian sớm nhất"', Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.

 

Theo vov.vn
Ý kiến bạn đọc
  • Thủ tướng kiểm tra, động viên, đôn đốc dự án đường dây 500 kV mạch 3

    Thủ tướng kiểm tra, động viên, đôn đốc dự án đường dây 500 kV mạch 3

    Chiều 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đi kiểm tra, đôn đốc, động viên việc thực hiện dự án Đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối, đoạn qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

  • Tư tưởng Hồ Chí Minh, kim chỉ nam của Báo chí Cách mạng Việt Nam

    Tư tưởng Hồ Chí Minh, kim chỉ nam của Báo chí Cách mạng Việt Nam

    Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ thiên tài của Dân tộc ta, Đảng ta, Nhà nước và Nhân dân ta, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam và thế giới, luôn coi báo chí là binh chủng đặc biệt quan trọng để tuyên truyền, động viên, cổ vũ, tổ chức, giáo dục ý thức chính trị, giác ngộ quần chúng đi theo cách mạng.

  • Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga

    Tuyên bố chung Việt Nam - Liên bang Nga

    Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, hai bên đã ra Tuyên bố chung về làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện trên cơ sở thành tựu 30 năm thực hiện Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Nga. KTNT xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung:

  • Hà Nội đưa cây dược liệu trở thành cây trồng thế mạnh

    Hà Nội đưa cây dược liệu trở thành cây trồng thế mạnh

    Từ năm 2020, Hà Nội đã thí điểm thử nghiệm các mô hình trồng cây dược liệu theo hướng bền vững, ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo với tổng quy mô 14ha.

  • Hội Làm vườn TP. Đà Nẵng phối hợp với báo chí để tuyên truyền hiệu quả hơn

    Hội Làm vườn TP. Đà Nẵng phối hợp với báo chí để tuyên truyền hiệu quả hơn

    Trò chuyện với phóng viên, ông Huỳnh Vạn Thắng, Chủ tịch Hội Làm vườn thành phố Đà Nẵng, cho biết: Trong giai đoạn 2021-2025, Hội Làm vườn thành phố xác định phương châm hoạt động là “Đổi mới phương thức hoạt động của Hội Làm vườn theo mô hình nông nghiệp đô thị”.

  • Lời cảm ơn nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

    Lời cảm ơn nhân kỷ niệm 99 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

    Ban biên tập Tạp chí Kinh tế nông thôn xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Hội Làm vườn Việt Nam, các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương và địa phương, các doanh nghiệp, ngân hàng... đã đến trụ sở Tạp chí Kinh tế nông thôn tại Hà Nội, văn phòng đại diện của Tạp chí tại các địa phương hoặc gửi điện, lẵng hoa chúc mừng nhân kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2024).

Top