Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ ba, ngày 27 tháng 2 năm 2024 | 19:21

Khát vọng lập nghiệp của thanh niên Đắk Nông

Những năm qua, thanh niên tỉnh Đắk Nông đã xung kích, nỗ lực trong phát triển kinh tế, lập thân, lập nghiệp, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Làm du lịch gắn với quảng bá văn hóa

Mỗi dịp cuối tuần, Nông trại Phượng Vân (thôn Đắk Tân, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa) lại trở nên đông vui, nhộn nhịp du khách trong, ngoài tỉnh đến tham quan, nghỉ dưỡng. Đến đây, du khách được tham quan, dự chợ phiên Sình Mon với nhiều hoạt động hấp dẫn. Người dân địa phương và du khách được tham gia các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ với đồng bào dân tộc Mạ, Mông, M’nông... trên địa bàn. Du khách được thưởng thức các món ăn dân tộc đặc sắc, tham gia các trò chơi dân gian, ngắm cảnh, mua các đặc sản địa phương…

Chị Trần Thị Kim Dung, du khách từ TP. Hồ Chí Minh vui vẻ: “Tôi tới Đắk Nông du lịch và rất ấn tượng khi đến Nông trại Phượng Vân. Nhóm chúng tôi đã có những trải nghiệm thú vị khi cùng tham gia các trò chơi dân gian sôi động như bịt mắt bắt vịt, ném còn, bắt cá… Ở chợ phiên cũng có nhiều món ăn rất hấp dẫn và tôi đã có thêm hiểu biết về đặc trưng văn hóa của người đồng bào nơi đây”.

Anh Nguyễn Ngọc Huy, chủ nông trại Phương Vân mong muốn kết nối với bà con địa phương, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số, để phát triển du lịch, kinh tế cộng đồng.

Ngoài các hoạt động chợ phiên vào cuối tuần, khi đến Nông trại Phượng Vân, du khách còn được vui chơi, tham quan ngắm cảnh, ăn uống, trải nghiệm làm nông nghiệp sạch, thuận tự nhiên, đi thuyền sud, ngồi xe leo núi… Đi vào hoạt động từ tháng 9/2022, nông trại Phượng Vân đã trở thành một trong những điểm đến vui chơi giải trí của người dân và du khách khi đến Đắk Nông.

Chủ của nông trại là anh Nguyễn Ngọc Huy, thanh niên có khát vọng khởi nghiệp từ mô hình du lịch kết hợp nông nghiệp, gắn với phát triển văn hóa địa phương. Năm 2022, anh Huy quyết định nghỉ việc tại TP. Hồ Chí Minh về quê Đắk Nông khởi nghiệp. Qua thời gian, Nông trại Phượng Vân đã được xây dựng và phát triển mô hình du lịch nông trại sinh thái, trải nghiệm dành cho người dân địa phương và du khách khi tới Đắk Nông. Với quy mô trên 14ha, nông trại có nhiều loại cây trồng khác nhau như cà phê, tiêu, bơ, sầu riêng, xoài, ổi, mận… vừa để phát triển nông nghiệp, vừa để cho du khách trải nghiệm, thưởng thức. Anh Huy cũng khai thác 4ha đất, mặt hồ đề trồng hoa, rau, nuôi cá, tạo không gian tham qua, vui chơi, giải trí.

Từ tháng 9/2023, anh Huy đã liên kết với người dân địa phương mở phiên chợ Phiên để đa dạng các hoạt động tham quan, trải nghiệm nhằm thu hút du khách, phát triển du lịch gắn với các hoạt động quảng bá văn hóa truyền thống các dân tộc tại địa phương. Chợ phiên cũng là điểm nhấn góp phần giữ gìn, quảng bá văn hóa dân tộc, tạo thêm nguồn thu nhập cho nhiều người đồng bào Dao đỏ, M’nông, Mạ, Mông, Nùng trên địa bàn tỉnh. Nỗ lực trong khởi nghiệp, anh Huy không chỉ phát triển kinh tế cho bản thân mà còn tạo công việc cho 10 lao động thường xuyên và 40 lao động vào mỗi dịp cuối tuần.

Anh Huy chia sẻ: “Qua việc tổ chức chợ phiên, tôi muốn kết nối với bà con địa phương, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn để phát triển kinh tế cộng đồng. Từ các phiên chợ phiên, tạo thêm sân chơi cho người dân phát triển du lịch, tăng nguồn thu cho nông trại và bà con, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc trên địa bàn. Thời gian tới, cùng với duy trì chợ phiên, các hoạt động ở nông trại, tôi sẽ đẩy mạnh việc bán các sản phẩm nông nghiệp của nông trại và bà con địa phương ra ngoài tỉnh, nhất là thị trường TP.Hồ Chí Minh”.

Xuất ngũ trở về lập nghiệp

Xuất ngũ năm 2018, anh Mai Đình Thi (thôn 16, xã Nam Dong, huyện Cư Jút) ấp ủ mong muốn lập nghiệp trên mảnh đất quê hương. Sau thời gian mày mò, tìm kiếm hướng đi cho bản thân, năm 2019, anh Thi quyết định đầu tư nuôi thỏ.

Ban đầu, anh đặt mua 10 cặp thỏ giống về để nuôi với mong muốn phát triển đàn. Vừa nuôi vừa học hỏi rút kinh nghiệm, dần dần, đàn thỏ của anh ngày một tăng, có thời điểm lên đến 300 con. Để thỏ phát triển tốt, anh phân loại thỏ thương phẩm, thỏ sinh sản để nuôi nhốt riêng trong từng ô lồng khác nhau. Thỏ được nuôi tách ra sẽ không cắn nhau, dễ vỗ béo, dễ bán ra thị trường.

Anh Thi xây dựng 2 chuồng nuôi thỏ khép kín với diện tích khoảng 60m2. Các lồng nuôi thỏ được thiết kế, lắp đặt máng ăn, máng uống một cách khoa học, thuận tiện cho việc cho ăn và dọn dẹp vệ sinh. Thức ăn cho thỏ chủ yếu là rau, cỏ, củ quả, bột cám tinh… Để tiết kiệm chi phí, bảo đảm thịt thỏ thơm ngon, anh Thi tận dụng vườn nhà để trồng cỏ làm nguồn thức ăn. Anh thường xuyên theo dõi sát tình hình sinh trưởng của thỏ để kịp thời điều chỉnh thức ăn, phòng chống các dịch bệnh.

Sau khi xuất ngũ, anh Mai Đình Thi, ở thôn 16, xã Nam Dong, huyện Cư Jút (Đắk Nông) về quê lập nghiệp với nghề nuôi thỏ.

Mới bán hơn 200 con thỏ thịt, anh Thi cho biết, hiện tại 2 chuồng thỏ còn 70 con thỏ sinh sản và thỏ nuôi thịt. Thỏ mỗi năm đẻ 9 lứa, mỗi lứa đẻ 5-6 con, thỏ con nuôi 4-5 tháng là có thể thịt được với trọng lượng 3,5kg. Mỗi con thỏ giống được bán với giá khoảng 120.000 đồng/kg, thỏ thịt khoảng 80.000 đồng/kg.

Để ổn định đầu ra cho sản phẩm, anh Thi đã chủ động tìm nguồn cung ứng cho các nhà hàng, quán nhậu và cung cấp thỏ giống cho người dân địa phương và các vùng lân cận. Anh Thi cũng nhiệt tình hướng dẫn kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi thỏ cho các bạn trẻ, người dân có ý định nuôi thỏ để tăng thu nhập như mình.

Anh Trương Văn Bình, Bí thư Tỉnh đoàn Đắk Nông cho biết, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều thanh niên nỗ lực phấn đấu lập nghiệp, khởi nghiệp thành công. Tỉnh đoàn Đắk Nông đang và sẽ tích cực đóng vai trò cầu nối, tiếp thêm sức mạnh, nội lực cho tuổi trẻ Đắk Nông nuôi dưỡng ý chí, vươn lên trên con đường khởi nghiệp, lập nghiệp, phát huy sức trẻ vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.

Anh Trương Văn Bình, Bí thư Tỉnh đoàn Đắk Nông cho biết, thời gian qua, trên địa bàn tỉnh, nhiều thanh niên đã cố gắng nỗ lực phấn đấu lập nghiệp, khởi nghiệp đạt được nhiều kết quả hết sức tích cực. Tỉnh đoàn Đắk Nông đang và sẽ tích cực đóng vai trò cầu nối, tiếp thêm sức mạnh, nội lực cho tuổi trẻ Đắk Nông nuôi dưỡng ý chí, vươn lên trên con đường khởi nghiệp, lập nghiệp, phát huy sức trẻ vào phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.

 

Đặng Hiền
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top