Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 8 năm 2023 | 14:51

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm?

Bộ Nông nghiệp và PTNT đề ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2023 đạt trên 10 tỷ USD. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, đạt được mục tiêu này không đơn giản. Đâu là yếu tố quyết định kịch bản xuất khẩu lạc quan trong những cuối năm?

Nhiều thị trường giảm nhập khẩu

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính chung 7 tháng năm 2023, xuất khẩu thủy sản ước đạt gần 5 tỷ USD, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2022, giảm sâu nhất  là cá tra (giảm 36%); tôm và cá ngừ (giảm 27%). Dự báo hết năm 2023, xuất khẩu thủy sản thu về khoảng 9 tỷ USD, giảm 15-16% so với năm 2022…

Riêng trong tháng 7, xuất khẩu thủy sản ước đạt 830 triệu USD, giảm 11%. Trong đó, XK tôm giảm 10%, đạt khoảng 345 triệu USD; cá tra 150 triệu USD, giảm 20%; cá ngừ giảm 3% và các loại cá khác giảm 12% so với tháng 7/2022.

Công nhân thực hiện phân loại kích cỡ tôm trong các nhà máy chế biến thủy sản. Ảnh: Tuấn Kiệt/TTXVN

Đáng chú ý, top 8 khách hàng lớn nhất đều giảm mua các sản phẩm thủy sản Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu giảm mạnh nhất  ở thị trường Mỹ và Hà Lan lần lượt ở mức 46% và 43%. Các thị trường khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc, Thái Lan đều giảm từ 11-23%, xuất khẩu sang Anh giảm 3%.

Báo cáo tình hình sản xuất và diễn biến giá cả một số mặt hàng nông sản của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho thấy, xuất khẩu vẫn giảm mạnh, trong khi sản lượng cá tra tính đến hết tháng 7 ước đạt 922,3 nghìn tấn, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2022. Sản lượng tôm đạt 590,1 nghìn tấn, tăng 4%.

Xuất khẩu giảm nhưng sản lượng nuôi trồng lại tăng khiến nguồn cung dồi dào kéo giá tôm và cá tra giảm sâu. Lạm phát cao, tiền mất giá, lãi suất tăng, người dân chi tiêu tiết kiệm, tồn kho nhiều ở những thị trường chính là nguyên nhân khiến xuất khẩu các mặt hàng thủy sản giảm. Đặc biệt, giá tôm liên tiếp sụt giảm do đang vào mùa vụ nuôi chính, không chỉ ở Việt Nam mà còn tại các nước khác như Ecuador, Ấn Độ và Indonesia, trong khi xuất khẩu bị đình trệ.

Xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc ấm dần

VASEP nhận định, có 3 yếu tố quyết định kịch bản xuất khẩu lạc quan trong những tháng cuối năm 2023.

Thứ nhất, diễn biến kinh tế các thị trường lớn được dự báo khả quan hơn trong nửa cuối năm cộng với thực tế nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường lớn như Mỹ và Trung Quốc có xu hướng tăng trở lại, lượng tồn kho vơi dần và chuẩn bị đơn hàng cho dịp lễ hội cuối năm và đón năm mới.

Thứ hai, nội lực của doanh nghiệp và cộng đồng sản xuất chuỗi cung ứng thủy sản được hỗ trợ kịp thời về nguồn vốn, các điều kiện sản xuất kinh doanh để giữ được nguồn cung nguyên liệu ổn định, đảm bảo có sẵn nguồn hàng khi thị trường có nhu cầu.

Thứ ba, các sản phẩm xuất khẩu có nguồn cung ổn định và có giá thành giảm, giá bán cạnh tranh hơn so với các nước khác.

Từ những nhận định trên, VASEP cho rằng, Trung Quốc hiện là thị trường được kỳ vọng nhất cho doanh nghiệp thủy sản khi những tháng cuối năm, kinh tế Trung Quốc ổn định hơn, thu nhập và tiêu dùng của người dân tăng dần.

Xuất khẩu thủy sản sang thị trường 1,4 tỷ dân này trong tháng 7 đạt 115 triệu USD, tăng 8% so với tháng 7/2022. Tính chung 7 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 750 triệu USD, giảm 19%.

VASEP dự báo, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) có cơ hội phục hồi, kim ngạch năm 2023 dự báo đạt 1,8 tỷ USD.

Tương tự, Cục Xuất - Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho rằng, lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt sẽ là yếu tố hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng tại thị trường này, tạo điều kiện cho xuất khẩu thủy sản của nước ta.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, đã có những tín hiệu tích cực ở thị trường Mỹ với cả tôm và cá tra, tuy nhiên, thời điểm này, Mỹ đang ép giá.

“Dự trữ và tồn kho của Mỹ đã giảm, trong khi nhu cầu không thay đổi. Do đó, cần phải chuẩn bị dự trữ để khi thời cơ đến, chúng ta có thể chớp được cơ hội. Xuất khẩu tôm cũng tương tự”, ông Tiến dự báo.

Tuy nhiên, VASEPđưa ra kịch bản kém lạc quan hơn, là khi thị trường đã có tín hiệu phục hồi, nhu cầu tăng trở lại, nhưng hàng thủy sản của Việt Nam vẫn khó cạnh tranh về giá và nguồn cung với các nước khác như Ecuador, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan…

Nếu xảy ra kịch bản này, thì có thể dẫn đến dự đoán, xuất khẩu 5 tháng cuối năm chỉ có thể đạt 3,5-3,7 tỷ USD. Khi đó, cả năm 2023, xuất khẩu thủy sản chỉ mang về 8,5 - 8,7 tỷ USD. Trong đó, sụt giảm sâu nhất vẫn nằm ở 2 ngành hàng cá tra và tôm.

Khơi thông nguồn vốn 

Người tiêu dùng ở nhiều quốc gia chi tiêu “dè sẻn” do lạm phát khiến người nuôi tôm, cá tra tại Việt Nam phải tạm dừng sản xuất, nhiều doanh nghiệp chỉ duy trì 30-40% công suất, cá biệt có cơ sở phải tạm dừng hoạt động. Nhu cầu vốn tiếp tục trở nên cấp thiết với ngành thuỷ sản những tháng cuối năm.

Theo các doanh nghiệp thuỷ sản, họ cần vốn để duy trì sản xuất, vốn để thu mua nguyên liệu, vốn để phát triển thị trường, tìm kiếm đơn hàng những tháng cuối năm. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn vẫn rất khó khăn.

Do vậy, việc trước mắt cần làm của các bộ, ban, ngành là khơi thông vốn cho ngành thủy sản trong những tháng cuối năm.

Được biết,  gói tín dụng 15.000 tỷ đồng đã được Chính phủ phê duyệt và triển khai đối với lĩnh vực lâm, thủy sản.

Theo đó, gói tín dụng này sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dự trữ nguồn hàng để có thể chớp được cơ hội thị trường khi thời cơ đến.

Với chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại đã hạ lãi suất, đây là yếu tố góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp dự trữ, chế biến và xuất khẩu.

Để thúc đẩy động lực xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2023, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho rằng, điều quan trọng là các doanh nghiệp thủy sản trong nước cần tiếp tục giữ liên hệ chặt chẽ với các nhà nhập khẩu, trên cơ sở phải giữ cho được các thị trường có nhu cầu lớn. Từ đó có thể xuất khẩu mạnh trong giai đoạn phục hồi.

“Bên cạnh đó, cần phải có các hoạt động xúc tiến thương mại trên cơ sở làm sao mở rộng được thị trường. Đặc biệt là với thị trường Trung Quốc trong giai đoạn từ nay đến cuối năm. Vì rõ ràng, đây là thị trường có sức phục hồi tương đối nhanh trong thời gian tới”, ông Hòe nhận định.

 

Thanh Xuân
Ý kiến bạn đọc
  • Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Năm 2025, Hà Nam sẽ có trục đại lộ lễ hội hoành tráng, tôn vinh văn hóa dân tộc do Sun Group đầu tư

    Trên trục đường dài 1,5km, rộng 150m, chạy theo kênh Vua Lê tại đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City, không lâu nữa, Sun Group sẽ “gọi dậy” những câu chuyện văn hóa tự hào của vùng đất Hà Nam để “làm đẹp” và gìn giữ những di sản vô giá bằng khát vọng của một thế hệ đương đại: đưa văn hóa dân tộc vào đời sống, để tôn vinh và bảo tồn…

  • Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị

    Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.

  • Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Người mua căn hộ đang thích được sở hữu những gì?

    Hiện tại, các chủ đầu tư gần như đang vượt qua chính mình khi phải cân bằng giữa các yếu tố đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp, sản phẩm phải chinh phục được đối tượng khách hàng là người trẻ.

Top