Hôm nay (9/8), Lào Cai tổ chức Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU ngày 09/6/2021 về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2021-2025.
Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ 16 xác định và phấn đấu tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới trong nhiệm kỳ này là 60% và có trên 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã sớm ban hành Đề án số 01-ĐA/TU ngày 11/12/2020 về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư, xây dựng nông thôn mới tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2020-2025; trong đó tiếp tục xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới ở mức cao hơn Nghị quyết Đại hội 16, phấn đấu toàn tỉnh có 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới (bao gồm: 3 huyện Bảo Thắng, Văn Bàn, Bảo Yên và thành phố Lào Cai; 1 huyện nông thôn mới nâng cao (Bảo Thắng); 94 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân đạt 17,3 tiêu chí/xã, không có xã dưới 10 tiêu chí.
Hội nghị có sự tham gia đầy đủ của lãnh đạo các sở, ban, ngành và Bí thư Đảng uỷ của 127 xã trên địa bàn.
Sau 3 năm thực hiện, phong trào thi đua xây dựng NTM đặc biệt được đẩy mạnh tại các địa phương, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, hưởng ứng. Công tác truyền thông được tập trung đẩy mạnh, thường xuyên, liên tục và đổi mới, sáng tạo.
Nguồn lực đầu tư cho các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiễu mẫu, được ưu tiên bổ sung kịp thời, từ năm 2021-2023, nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM huy động được 5.186.737 triệu đồng.
Nguồn vốn này đã đã đầu tư cứng hoá, nâng cấp được 1.941,16 km đường giao thông nông thôn (trong đó BTXM 1.172,68 km; cấp phối 369,12 km; mở mới 399,36 km); người dân tự thực hiện cứng hóa 159,75 km đường ngõ xóm, liên gia. Đến nay, 100% số xã có đường giao thông được rải nhựa hoặc đổ bê tông đến trung tâm xã; 100% các thôn, bản có đường tới trung tâm thôn với khoảng 98% số thôn bản có đường đi lại thuận tiện bốn mùa.
Từ năm 2021 đến nay, Lào Cai đã hỗ trợ xây dựng 3.891 nhà ở (xây mới 2.370 nhà, sửa chữa 1.237 nhà).
Hoạt động phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm tỷ lệ nghèo đa chiều được quan tâm đầu tư. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên 1 ha tăng từ 85 triệu đồng (Năm 2021) lên 95 triệu đồng (năm 2023). Một số địa phương đã chủ động phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang các cây, con có giá trị kinh tế cao, bước đầu hình thành được vùng sản xuất quy mô tập trung (quế, chè, chuối, dứa...).
Bình quân mỗi xã đạt 12,29 tiêu chí; thu nhập bình quân khu vực nông thôn năm 2023 đạt 39,82 triệu đồng/người/năm, tăng 9,82 triệu đồng/người so với đầu năm 2021; Tỷ lệ giảm hộ nghèo giảm bình quân/năm đạt 4,43% (vượt kế hoạch 0,43% so với KH giao), trong đó giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đạt 5,52% (vượt 0,32% so với kế hoạch giao).
Hội nghị đã thảo luận, đánh giá thực chất kết quả 03 năm thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TU; đồng thời, phân tích những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những tồn tại yếu kém đó.
Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra, Lào Cai mới có 2 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn Nông thôn mới là thành phố Lào Cai và huyện Bảo Thắng, 63/127 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt gần 50%), một số xã có nguy cơ rớt chuẩn nông thôn mới. Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh sẽ có 10 xã được công nhân đạt chuẩn nông thôn mới, nhưng đến nay đã qua 6 tháng đầu năm toàn tỉnh chưa công nhân thêm được xã nào.
Ông Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai cho rằng, quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh vẫn còn những hạn chế nhất định, tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu, tiêu chí NTM còn chậm. Việc duy trì mức độ đạt chuẩn tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao còn nhiều khó khăn và có nguy cơ bị thu hồi Quyết định công nhận đạt chuẩn. Việc triển khai xây dựng NTM ở các thôn, bản chưa tạo thành phong trào thi đua mạnh mẽ, chưa mang được nét đặc trưng riêng của địa phương. Các tiêu chí xây dựng NTM ở thôn, bản cũng mới đạt ở mức tối thiểu, nên việc duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí thôn cũng khó khăn.
Một bộ phận cộng đồng, Nhân dân còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ trong xây dựng NTM, đặc biệt là những nội dung người dân tự thực hiện, như: Trong công tác giải phóng mặt bằng (hiến đất) để mở rộng đường giao thông nông thôn, trường học, nhà văn hoá… cải tạo, nâng cao nhà ở; vệ sinh môi trường khu dân cư, nơi ở; cải tạo cảnh quan, không gian sống; phân loại rác thải…
Ông Đặng Xuân Phong, Bí thư Tỉnh uỷ Lào Cai kết luận tại hội nghị
Ông Đặng Xuân Phong nhấn mạnh: “XD NTM là trách nhiệm, nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng. Đặc biệt, người đứng đầu các đơn vị phải quyết liệt, trách nhiệm và phối hợp hơn nữa trong việc thực hiện nhiệm vụ. Cần có sự sáng tạo trong cách làm, công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân về ý nghĩa của mục đích xây dựng nông thôn mới, tạo sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân.
Phát động phong trào thi đua lập thành tích xây dựng nông thôn mới, gắn thi đua hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị; có tính khả thi, dễ thực hiện; trong đó từng địa phương lựa chọn ra nội dung thi đua cho thiết thực như: Các thôn thi đua đóng góp ngày công; các xã thi đua vận động nhân dân hiến đất mở đường; các huyện thi đua với nhau trong vận động nguồn vốn xã hội hóa…
Đặc biệt, tiếp tục ưu tiên tập trung nguồn vốn ngân sách nhà nước, huy động tối đa các nguồn lực hợp pháp để hỗ trợ, đầu tư cho các hạng mục xây dựng nông thôn mới, nhất là những địa bàn đặc biệt khó khăn”.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.