Các vùng trên cả nước nói chung đều thiếu các cơ chế, chính sách phát triển liên kết vùng, nhất là trong hợp tác phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề mang tính liên tỉnh, liên vùng.
Trong bối cảnh thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, việc tìm kiếm những không gian phát triển ở cấp vùng sẽ giúp tạo thêm động lực cho phát triển vùng cũng như kinh tế ở từng địa phương. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, việc tháo gỡ khó khăn để liên kết vùng, tạo thành chuỗi giá trị là yêu cầu đặt ra để trong xây dựng nông thôn mới bền vững. Đây là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn Liên kết vùng trong phát triển kinh tế để phát huy thế mạnh địa phương do Liên minh Hợp tác xã, tạp chí Kinh doanh tổ chức sáng nay (3/8).
Ảnh minh họa
Năm 2022, lần đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 Vùng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo thông tin từ các cơ quan chức năng, sau Nghị quyết này, các chủ thể liên quan, bao gồm các Bộ, ngành, địa phương và cộng đồng DN, HTX, hiệp hội, viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo, hộ gia đình...đã tham gia tích cực hơn vào các hoạt động liên kết vùng. Cơ chế thực thi chính sách liên kết vùng bước đầu phát huy được hiệu lực và hiệu quả.
Tuy nhiên, liên kết vùng dù là câu chuyện đã được nói đến nhiều, nhưng thực tế vẫn tồn tại rất nhiều khó khăn, thách thức. Các vùng trên cả nước nói chung đều thiếu các cơ chế, chính sách phát triển liên kết vùng, nhất là trong hợp tác phát triển kinh tế và giải quyết những vấn đề mang tính liên tỉnh, liên vùng.
Bà Lê Thị Tâm, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Ninh Bình cho biết, tỉnh xác định 3 trụ cột chính phát triển kinh tế là du lịch, công nghiệp công nghệ cao và phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới bền vững. Riêng lĩnh vực nông nghiệp, với 496 HTX, trong đó có khoảng 60 HTX sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Đây là những mô hình quan trọng cần được nhân rộng để liên kết, phát huy thế mạnh của các hợp tác xã. Tuy nhiên, việc liên kết với các DN, các HTX của các địa phương khác trong vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng và cả nước nói cung còn nhiều hạn chế.
“Với các HTX hiện nay vấn đề liên kết còn rất yếu. Rất cần các cấp, các ngành, các tổ chức hỗ trợ, tạo điều kiện để HTX có thể tạo được các chuỗi giá trị. Thực tế cái yếu của HTX là vấn đề liên kết đã nói rất nhiều, từ việc tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn đến chế biến sâu đến khâu tiêu thụ”, bà Tâm chỉ rõ.
Tính đến hết tháng 6/2023, cả nước có 30.425 HTX. Các đại biểu tham gia Hội thảo cho rằng, việc liên kết vùng mở rộng ra không gian hoạt động, góp phần giúp cho hoạt động của các HTX, tổ hợp tác sẽ hiệu quả hơn, lợi thế hơn nhờ quy mô. Liên kết vùng cần phải bứt phá khỏi cách làm cũ. Đặc biệt cần sự kết nối hợp lý, phân bổ, thực hiện đồng bộ, phối hợp, bổ trợ, bổ sung cho nhau.
Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT cho biết, trên cơ sở tổ chức lại các Hợp tác xã, các chuỗi giá trị sẽ giúp chúng ta hình thành nền nông nghiệp hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh. “Chúng tôi cho rằng việc tổ chức lại sản xuất không phải là mục tiêu, mục tiêu là chúng ta phát triển 1 nền nông nghiệp. Nhưng nền nông nghiệp chỉ có thể phát triển bền vững, dựa trên liên kết giữa các chủ thể, trong đó đặc biệt là các tổ chức nông dân và sự hợp tác của khu vực Nhà nước và khu vực tư nhân”, ông Thịnh nêu rõ.
Theo VOV.VN
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Biến đổi khí hậu, thời tiết ngày càng cực đoan, thiên tai ngày càng phức tạp, gây nhiều thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp. Tại tỉnh Quảng Bình, nông dân đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi trên đất gò đồi, đất kém hiệu quả để thích ứng, giảm nhẹ tác động của các loại hình thiên tai đối với sản xuất nông nghiệp, mang hiệu quả kinh tế cao.