Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 28 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 13 tháng 1 năm 2024 | 20:22

Năm 2024, Hà Nam phấn đấu có thêm 8-10 xã đạt chuẩn NTM nâng cao

Hà Nam đặt mục tiêu phấn đấu công nhận thêm từ 8-10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 62 triệu đồng/người/năm, nghèo đa chiều còn 1,96%, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 94%, công nhận 25-30 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên trong năm 2024.

Thời gian qua, phong trào “Cả nước chung sức xây dựng NTM” tiếp tục tạo được sự lan tỏa rộng rãi, đi vào chiều sâu, được cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân Hà Nam đồng tình, hưởng ứng và tích cực tham gia. Năm 2023, tổng nguồn vốn huy động để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới là 2.603.077 triệu đồng, trong đó ngân sách tỉnh 111.475 triệu đồng, ngân sách huyện 1.181.228 triệu đồng, ngân sách xã 789.673 triệu đồng, nhân dân đóng góp 397.773 triệu đồng, vốn doanh nghiệp, HTX 27.185 triệu đồng, vốn lồng ghép 23.830 triệu đồng, vốn khác 71.913 triệu đồng.

Một trong các sản phẩm OCOP của tỉnh Hà Nam.

Công tác tuyên truyền, vận động được các cấp, các ngành và địa phương chú trọng triển khai bằng nhiều hình thức, đặc biệt các cấp Hội thường xuyên phối hợp với chính quyền cùng cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân tích cực tham gia phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Nhiều mô hình trong xây dựng nông thôn mới được xây dựng và nhận rộng như: mô hình thu gom, phân loại rác thải tại hộ gia đình; mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp; phong trào vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trồng hoa, cây xanh dọc các tuyến đường giao thông, trường học, khu dân cư… tạo cảnh quan môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp; phong trào xã hội hóa xây dựng nhà văn hóa thôn, xây dựng cổng làng, lắp camera an ninh trên các tuyến đường và phong trào hiến đất làm đường… đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về Chương trình Mục tiêu quốc gia  xây dựng nông thôn mới.

Hạ tầng kinh tế - xã hội được các địa phương tiếp tục đầu tư, nâng cấp, làm mới tương đối đồng bộ; nhiều mô hình phát triển sản xuất có hiệu quả được nhân rộng; chính sách an sinh, phúc lợi xã hội được đảm bảo, an ninh, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn được ổn định. Đến nay, cơ bản các xã đã thực hiện tốt công tác duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới và đã, đang hoàn thiện các chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới nâng cao đảm bảo bền vững.

Mô hình nuôi cá sông trong ao.

Trong năm 2023, tỉnh có 17 xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn xã NTM nâng cao. Các xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023 hiện đã hoàn thiện các chỉ tiêu, tiêu chí theo Bộ tiêu chí về xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025. Trong đó, 14 xã (Xã Bình Nghĩa, La Sơn, Bồ Đề, Đồn Xá, Tràng An, Đồng Du huyện Bình Lục; Liêm Thuận, Liêm Túc huyện Thanh Liêm; Nguyên Lý, Tiến Thắng, Công Lý huyện Lý Nhân; Lê Hồ, Thụy Lôi, Liên Sơn huyện Kim Bảng) đã gửi hồ sơ đề nghị huyện thẩm tra. Các xã còn lại đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị thẩm tra, xét công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023. Dự kiến có ít nhất 12 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2023, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của tỉnh Hà Nam là 43 xã.

Công tác duy trì, nâng cao chất lượng và hoàn thiện các tiêu chí huyện đạt chuẩn, thành phố, thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cũng được chú trọng, như chỉnh trang, nâng cấp cơ sở hạ tầng đường giao thông, bổ sung biển báo giao thông, hệ thống điện nông thôn, vệ sinh môi trường tạo cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp…. và các điều kiện đáp ứng theo quy định. Kết quả đến nay: Huyện Bình Lục: Đạt chuẩn 7/9 tiêu chí, 33/36 chỉ tiêu huyện nông thôn mới; 3/9 tiêu chí, 28/38 chỉ tiêu huyện nông thôn mới nâng cao. Huyện Lý Nhân: Đạt chuẩn 6/9 tiêu chí, 33/36 chỉ tiêu huyện nông thôn mới; 3/9 tiêu chí, 27/38 chỉ tiêu huyện nông thôn mới nâng cao. Huyện Kim Bảng: Đạt chuẩn 6/9 tiêu chí, 32/36 chỉ tiêu huyện nông thôn mới; 3/9 tiêu chí, 27/38 chỉ tiêu huyện nông thôn mới nâng cao. Huyện Thanh Liêm: Đạt chuẩn 6/9 tiêu chí, 32/36 chỉ tiêu huyện nông thôn mới; 2/9 tiêu chí, 21/38 chỉ tiêu huyện nông thôn mới nâng cao.

Năm 2024, Hà Nam đặt mục tiêu phấn đấu công nhận thêm từ 08-10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 62 triệu đồng/người/năm, nghèo đa chiều còn 1,96%, tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 94%, công nhận 25-30 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên.

Để hoàn thành mục tiêu đề ra, tỉnh Hà Nam xác định: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước về Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và phối hợp triển khai, thực hiện phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động thành viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua lao động sản xuất, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới.

Triển khai hiệu quả Kế hoạch 2292/KH-UBND ngày 27/11/2023 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh Hà Nam năm 2024, kế hoạch thực hiện các Chương trình chuyên đề về xây dựng nông thôn mới đảm bảo đạt các mục tiêu đề ra.

Khu công nghiệp Đồng Văn IV

Tiếp tục chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện công tác rà soát, xây dựng kế hoạch duy trì, nâng cao chất lượng và hoàn thiện các tiêu chí xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; huyện nông thôn mới đảm bảo bền vững.

Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại gắn với phát triển các ngành công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ, tạo việc làm tăng thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo hướng khuyến khích, hỗ trợ nông dân và các chủ trang trại thành lập hợp tác xã kiểu mới, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp liên kết với HTX và hộ sản xuất hình thành các liên kết chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh gắn với truy xuất nguồn gốc; triển khai toàn diện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế các sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh của địa phương trong tỉnh.

Xây dựng và và nhân rộng các mô hình cảnh quan môi trường nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp, thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý môi trường tại các làng nghề, các khu chăn nuôi tập trung, cụm công nghiệp, tiếp tục phát động thường xuyên, liên tục phong trào toàn dân tham gia xây dựng nông thôn theo hướng “sáng - xanh - sạch - đẹp”.

Phát triển và nâng cao chất lượng toàn diện văn hóa, giáo dục, y tế, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nông thôn. Phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Huy động đa dạng hoá nguồn vốn, có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho địa phương tăng nguồn thu để có đủ nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới của địa phương.

 

Hà Nam
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top