Xã Yên Cường là xã thứ 9 trong số 204 xã, thị trấn ở Nam Định được Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và là xã đầu tiên được công nhận đạt chuẩn NTM nổi trội về lĩnh vực sản xuất.
Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định ký, ban hành quyết định công nhận xã Yên Cường, huyện Ý Yên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu nổi trội về lĩnh vực Sản xuất năm 2022.
Xã Yên Cường là xã thứ 9 trong số 204 xã, thị trấn ở Nam Định được Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và là xã đầu tiên được công nhận đạt chuẩn NTM nổi trội về lĩnh vực Sản xuất.
Xã Yên Cường đạt NTM kiểu mẫu đầu tiên nổi trội về lĩnh vực sản xuất của tỉnh Nam Định
Trước đó, các xã Giao Phong, Giao Thịnh, Giao Tân (huyện Giao Thủy); Xuân Hòa, Xuân Kiên, Xuân Thượng (huyện Xuân Trường) được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu nổi trội về lĩnh vực Giáo dục; các xã Kim Thái (huyện Vụ Bản), Hải An (huyện Hải Hậu) được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu nổi trội về lĩnh vực Văn hóa.
Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cũng đã ký, ban hành quyết định công nhận xã Liên Bảo (huyện Vụ Bản) đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2022. Xã Liên Bảo là xã thứ 188/204 xã, thị trấn ở Nam Định đạt chuẩn NTM nâng cao.
Được biết, xã Yên Cường có diện tích tự nhiên rộng 810 ha; có 2.983 hộ dân, gần 11.000 nhân khẩu, sinh sống tại 11 thôn xóm. Xã có 2 HTX nông nghiệp, có 500 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có 255 ha đất màu, còn lại là đất 2 lúa. Đồng đất của xã được bồi đắp bằng phù sa của sông Hồng và sông Đáy.
Xã nổi tiếng ở tỉnh Nam Định về truyền thống thâm canh rau màu. Từ năm 2017, HTX nông nghiệp ở xã Yên Cường thực hiện sản xuất các loại rau, củ, quả theo tiêu chuẩn VietGap, an toàn thực phẩm; liên kết với các hộ dân thực hiện quy trình trồng rau sạch.
Trước khi triển khai mô hình, các thành viên của HTX cùng các hộ dân làm mô hình liên kết đã tham gia học các lớp tập huấn, dạy nghề kỹ thuật trồng rau sạch và được cấp giấy chứng chỉ.
Sản phẩm rau, củ, quả của xã hiện được tiêu thụ, cung cấp thường xuyên cho các trường học, bếp ăn công nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định.
Quyết định số 23/2022/QĐ-UBND ngày 8/8/2022 của UBND tỉnh Nam Định về ban hành tiêu chí xã NTM kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, quy định:
Xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025 là xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; đối với các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM giai đoạn 2018 - 2020 phải đáp ứng đầy đủ mức đạt chuẩn theo yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025.
Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2021 - 2025: năm 2021 bằng hoặc hơn 66 triệu đồng; năm 2022 bằng hoặc hơn 72 triệu đồng; năm 2023 bằng hoặc hơn 83 triệu đồng; năm 2024 bằng hoặc hơn 93 triệu đồng; năm 2025 bằng hoặc hơn 103 triệu đồng. Với các tiêu chí này, UBND tỉnh quy định hàng năm sẽ rà soát, điều chỉnh phù hợp với thực tế.
Có ít nhất 1 mô hình thôn/xóm thông minh (có ít nhất 1 “Tổ công nghệ số cộng đồng”; có sản phẩm tiêu biểu của người dân trong thôn/xóm được giới thiệu, bán hàng trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội hoặc được bán trên sàn thương mại điện tử; có ít nhất 1 điểm wifi miễn phí phục vụ người dân tại điểm tập trung công cộng; trên 70% người dân được bồi dưỡng, tập huấn phổ biến kiến thức, nâng cao kỹ năng số và tham gia sử dụng các nền tảng số, ứng dụng di động và dịch vụ trực tuyến do cơ quan nhà nước cung cấp).
Đạt tiêu chí quy định xã NTM kiểu mẫu theo ít nhất 1 trong các lĩnh vực nổi trội nhất, gồm:
Về sản xuất: Sản phẩm chủ lực của xã có liên kết theo chuỗi giá trị, sản lượng tiêu thụ trong chuỗi liên kết đạt 50% trở lên.
Về giáo dục: Các cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia, trong đó có ít nhất 1 cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia mức độ 2; các cơ sở giáo dục đạt chuẩn xanh - sạch - đẹp - an toàn.
Về y tế: Tỷ lệ dân số được quản lý sức khỏe (áp dụng cho cả nam và nữ) đạt bằng hoặc hơn 92%.
Về văn hóa: Có mô hình văn hóa, thể thao, nghệ thuật truyền thống tiêu biểu, đặc thù phù hợp với địa phương, thu hút từ 60% trở lên số người thường trú trên địa bàn xã tham gia; mỗi thôn/xóm có ít nhất 1 đội hoặc 1 câu lạc bộ văn hóa, văn hóa truyền thống, trò chơi dân gian độc đáo,… thu hút đông đảo người dân tham gia, hoạt động thường xuyên, phát huy hiệu quả.
Về môi trường: Tỷ lệ hộ gia đình trên địa bàn xã thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt đạt 100%; có giải pháp thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải đồng bộ theo quy định; tỷ lệ hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt bằng biện pháp phù hợp, hiệu quả đạt trên 80% tổng số hộ gia đình.
Về an ninh trật tự: Không thuộc danh sách xã trọng điểm, phức tạp về an ninh trật tự theo Quyết định của Bộ Công an và danh sách xã trọng điểm, phức tạp về trật tự an toàn xã hội theo Quyết định của Ban chỉ đạo 138 của tỉnh; 2 năm gần nhất đề nghị xét công nhận NTM kiểu mẫu không có công dân cư trú trên địa bàn phạm tội từ nghiêm trọng trở lên; có từ 3 mô hình về phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội (trong đó có 1 mô hình sử dụng hệ thống camera giám sát); xã được phân loại “Xuất sắc” trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Về chuyển đổi số: 100% cán bộ công chức xã, tổ công nghệ cộng đồng của xã, thôn/xóm được bồi dưỡng, tập huấn các nội dung về chuyển đổi số; có Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông (truyền thanh thông minh); có bảng tin điện tử công cộng.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.