Theo báo cáo của Sở Du lịch Nghệ An, dự ước năm 2022, toàn tỉnh đón và phục vụ 6.730.000 lượt khách du lịch, bằng 356% so với cùng kỳ năm 2021.
Trong đó, khách lưu trú đạt 4.412.000 lượt, bằng 342% so với cùng kỳ năm 2021; khách quốc tế đạt 28.600 lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 12.343 tỷ đồng.
Các địa phương có lượng khách du lịch lớn gồm thị xã Cửa Lò, các huyện Nam Đàn, Con Cuông, Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn và thành phố Vinh. Đây là những địa phương có tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, được đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở vật chất và điểm đến để thu hút du khách.
Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn) - điểm đến hấp dẫn với du khách mỗi lần về Nghệ An
Năm 2023, ngành Du lịch Nghệ An đặt mục tiêu đón và phục vụ hơn 7,9 triệu lượt khách du lịch, trong đó, có hơn 5,2 triệu lượt khách lưu trú, 82 ngàn lượt khách quốc tế; phấn đấu doanh thu dịch vụ du lịch đạt 7,47 tỷ đồng.
Nhiệm vụ trọng tâm được xác định là đẩy nhanh tiến độ xây dựng Chiến lược phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; cơ cấu lại sản phẩm và thị trường khách du lịch theo hướng bền vững, hiệu quả; phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ mới, làm mới các dòng sản phẩm chủ đạo nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch phù hợp với từng phân khúc thị trường.
Thị xã Cửa Lò (Nghệ An). Ảnh: Internet
Hiện, trên địa bàn tỉnh có 53 đơn vị kinh doanh lữ hành và chi nhánh đặt tại Nghệ An, trong đó, có 25 công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế; 296 hướng dẫn viên lữ hành nội địa và quốc tế đang hoạt động. Toàn tỉnh hiện có 899 cơ sở lưu trú, với 21.783 phòng, trong đó, có 3 khách sạn 5 sao, 11 khách sạn 4 sao, 20 khách sạn 3 sao.
Tối 22/11, tại Bảo tàng tỉnh Phú Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề “Bến Vũng Rô và hoạt động tiếp nhận chi viện từ những chuyến Tàu Không số”. Hoạt động nhằm hướng đến kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024).
Thời gian qua, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, bước đầu đạt được những kết quả tích cực. Đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nâng cao ý thức tự lực, tự cường vươn lên phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo nên diện mạo mới cho nông thôn miền núi xứ Nghệ.
Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về bảo hiểm tiền gửi (BHTG) 2024 là một hoạt động quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về chính sách BHTG và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN), qua đó truyền tải nội dung chính sách BHTG một cách mới mẻ, hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của công chúng.