Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW, TP. Hải Phòng đã đạt nhiều kết quả ấn tượng trong phát triển kinh tế - xã hội, là điểm sáng trong bức tranh chung của cả nước. Cũng từ đó đã mở ra một cơ hội mới, là nền tảng, là động lực quan trọng cho sự phát triển của TP. Hải Phòng trong tương lai.
5 năm liền GRDP đạt 12,6%/năm
Trên cơ sở kết quả tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 32-NQ/TW, ngày 05/8/2003 của Bộ Chính trị khóa IX về xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; ngày 24/01/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 45-NQ/TW về xây dựng và phát triển TP. Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngay sau khi Nghị quyết 45-NQ/TW được ban hành, trên cơ sở định hướng, cơ chế, chính sách của Trung ương, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Chương trình hành động số 76-CTr/TU về triển khai Nghị quyết và cụ thể hóa thành 15 nhóm giải pháp chủ yếu.
Sau 5 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết đã được cấp uỷ, chính quyền và hệ thống chính trị từ thành phố tới cơ sở quán triệt, triển khai toàn diện, đồng bộ; cán bộ, đảng viên và Nhân dân thành phố đón nhận, đồng thuận.
Trung tâm Chính trị - Hành chính TP. Hải Phòng được khởi công xây dựng ngày 7/1/2023.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Lê Anh Quân, khẳng định: “Đây là Nghị quyết quan trọng trong định hướng phát triển chung, khẳng định vị thế, vai trò của TP. Hải Phòng. Nghị quyết đã mở ra một cơ hội mới, là nền tảng, là động lực quan trọng cho sự phát triển của TP. Hải Phòng”.
Sau 5 năm, vai trò là trung tâm kinh tế - xã hội lớn của TP. Hải Phòng đối với vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước tiếp tục được khẳng định. Kinh tế TP. Hải Phòng liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao hai con số: GRDP từng năm trong giai đoạn 2019-2023 đạt 12,6%/năm, gấp 2,44 lần bình quân chung cả nước (5,16%/năm), gấp 1,74 lần giai đoạn 2014-2018. Năm 2023 là năm thứ 9 liên tiếp duy trì tốc độ tăng trưởng 2 con số.
Quy mô kinh tế không ngừng được mở rộng, duy trì vị trí thứ hai trong Vùng đồng bằng sông Hồng, sau thủ đô Hà Nội. GRDP bình quân đầu người của TP. Hải Phòng được cải thiện đáng kể, giai đoạn 2019 - 2023 đạt 11,64%/năm, gấp 2,83 lần tăng trưởng GDP bình quân đầu người của cả nước (4,11%/năm) và gấp 1,97 lần GDP vùng đồng bằng sông Hồng (5,92%/năm).
Thu nhập bình quân đầu người năm 2023 đạt 76,7 triệu đồng/người/năm, gấp 1,29 lần bình quân chung cả nước (59,4 triệu đồng/người/năm). Trung bình giai đoạn 2019 - 2023, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn thành phố đạt 67,58 triệu đồng/người/năm…
5 năm liền tăng trưởng nông, lâm, thủy sản đạt 1,53%
Từ khi thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW của Bộ Chính trị, sự chuyển dịch cơ cấu và phát triển các ngành kinh tế có chuyển biến tích cực. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2023 đạt 26.579,44 tỷ đồng, gấp 1,24 lần năm 2018. Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm khu vực nông, lâm, thủy sản giai đoạn 2019 - 2023 là 1,53%/năm.
Nông nghiệp Hải Phòng đưa khoa học công nghệ vào sản xuất rau trong nhà màng tại HTX dịch vụ chăn nuôi Thái Sơn (xã Tú Sơn, huyện Kiến Thụy).
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng: giảm tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp từ 67,55% năm 2019 xuống 64,49% năm 2023, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất thủy sản từ 32,26% năm 2019 lên 35,34% năm 2023. Cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển dịch tích cực theo hướng đưa nhanh các cây trồng, con vật nuôi có năng suất, chất lượng cao, dễ tiêu thụ vào sản xuất, gắn với chuyển dịch cơ cấu mùa vụ và áp dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sản xuất.
Năm 2023, diện tích cây lương thực có hạt 56,664 nghìn ha (giảm 9,158 nghìn ha so với năm 2019 (65,822 nghìn ha) với sản lượng năm 2023: 364,604 nghìn tấn/ha năm 2019: 417,86 nghìn tấn, tương ứng giai đoạn 2019 - 2023 bình quân giảm 3,4 %/năm về diện tích và giảm 3,2%/năm về sản lượng.
Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2023 đạt 9.000 ha (giảm 3.850 ha so với năm 2019 (12.850 ha) với sản lượng 78,4 nghìn tấn (năm 2019 đạt 68,024 nghìn tấn) tương ứng giai đoạn 2019 - 2023 bình quân giảm 5,99%/năm về diện tích và tăng 3,05%/năm về sản lượng.
Sản phảm OCOP của Hải Phòng tại Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng đồng bằng sông Hồng năm 2023.
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 45-NQ/TW, các sản phẩm nông nghiệp được đa dạng hóa, chất lượng cao, bảo đảm được an ninh lương thực góp phần quan trọng vào xuất khẩu. Người nông dân đã phát huy tốt hơn vai trò chủ thể, tích cực trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tham gia hợp tác, liên kết trong sản xuất kinh doanh.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng Lê Anh Quân, khu vực nông nghiệp, nông thôn có những chuyển biến rõ rệt. Xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh với nhiều cách làm mới, sáng tạo, mang tính thiết thực và hiệu quả. Năm 2019, 100% số xã (137/137 xã) trên địa bàn thành phố hoàn thành xây dựng xã nông thôn mới, hoàn thành mục tiêu đề ra trước 1 năm; từ năm 2020 triển khai xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu. TP. Hải Phòng đã có 7 huyện được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới; 84 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 48 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
Bên cạnh đó, triển khai chương trình mỗi xã một sản phẩm, đến nay Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện và cấp thành phố đã đánh giá 269 sản phẩm, cấp giấy chứng nhận cho 264 sản phẩm (trong đó có 87 sản phẩm 4 sao, 177 sản phẩm 3 sao) và 5 sản phẩm đang gửi Trung ương đánh giá 5 sao.
Những thành tựu mà TP. Phòng đạt được trong 5 năm qua đã khẳng định tính đúng đắn của các chủ trương, định hướng của Nghị quyết 45-NQ/TW và Nghị quyết đang thực sự đi vào cuộc sống, mang lại kết quả tích cực đối với sự phát triển của Hải Phòng trong tương lai.
Sáng nay (16/9), tại phim trường số 1, Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Quảng Nam, Cuộc thi tìm hiểu cải cách hành chính và chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024 chính thức khai mạc. Đây là năm thứ 2 liên tiếp Quảng Nam tổ chức cuộc thi và là địa phương duy nhất cả nước đến thời điểm này triển khai cuộc thi trên sóng truyền hình.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.