Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 3 năm 2024 | 15:25

Nghiên cứu thiết lập Khu bảo tồn biển khu vực xã Tam Hải

Hội thảo khoa học “Nghiên cứu đa dạng sinh học khu vực biển ven bờ xã Tam Hải, Núi Thành, Quảng Nam” nhằm tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, cán bộ chuyên môn, nhà quản lý; qua đó giúp cơ quan chủ trì tiếp tục hoàn thiện kết quả nghiên cứu của đề tài hướng tới chuyển giao, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn.

Sáng nay (22/3), Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Nam phối hợp Viện Hải dương học tổ chức Hội thảo khoa học “Nghiên cứu đa dạng sinh học khu vực biển ven bờ xã Tam Hải, Núi Thành, Quảng Nam”.

Quang cảnh hội thảo

Quang cảnh hội thảo

Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất thiết lập Khu bảo tồn biển khu vực xã Tam Hải, huyện Núi Thành” do Viện Hải dương học thực hiện từ năm 2019.

Thông qua Hội thảo nhằm tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, cán bộ chuyên môn, quản lý; qua đó giúp cơ quan chủ trì tiếp tục hoàn thiện kết quả nghiên cứu của đề tài hướng tới chuyển giao, ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn.

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Nam Nguyễn Phi Thạnh phát biểu khai mạc hội thảo

Giám đốc Sở KH&CN Quảng Nam Nguyễn Phi Thạnh phát biểu khai mạc hội thảo.

Tại hội thảo, Giám đốc Sở KH&CN Quảng Nam Nguyễn Phi Thạnh cho biết, khu vực xã đảo Tam Hải là một trong những nơi có đa dạng sinh học cao của tỉnh Quảng Nam. Vùng biển Tam Hải hiện có 78.49ha thảm cỏ biển, 196.7ha san hô và rừng ngập mặn có diện tích 110ha, với 173 loài san hô cứng, 174 loài cá rạn san hô, 44 loài thuộc nhóm đông vật không xương sống kích thước lớn và 66 loài rong biển; trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao và là nguồn kinh tế chính của cư dân xã đảo.

Thời gian qua, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, sự tác động của tự nhiên và con người đã có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học nói chung và hệ sinh thái biển tại khu vực xã Tam Hải nói riêng. Do đó, công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên các hệ sinh thái, đặc biệt là rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và rạn san hô cũng như nguồn lợi sinh vật liên quan là cần thiết nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn, phục hồi đa dạng sinh học góp phần phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.

Tham luận tại Hội thảo, ThS. Phạm Bá Trung (Viện Hải dương học) nhận định: Diện tích đất ngập nước tương tự như mùa khô ít biến động, các chức năng đa dạng của nó như điều tiết và làm sạch nước, khống chế bão lũ, chống xói mòn đất, lưu giữ phù sa, ổn định khí hậu, đất, phục vụ giao thông thủy lợi cũng như tạo cảnh quan sinh thái cho du lịch và nghiên cứu khoa học… có vai trò rất quan trọng. Nếu thay đổi đất ngập nước mà không tính đến các chức năng trên, có thể xảy ra những hậu quả nghiêm trọng ngay tức khắc đối với đời sống con người. Vì vậy, cần xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngập nước ven biển, nhằm đảm bảo sử dụng hợp lí, hiệu quả tài nguyên, giúp địa phương tăng trưởng kinh tế bền vững với môi trường và đa dạng sinh học.

Tại Hội thảo, các chuyên gia đã chia sẻ một số kết quả nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học hệ sinh thái vùng triều, rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, rừng ngập mặn tại vùng biển xã Tam Hải và khu vực lân cận; đánh giá các bãi đẻ và ương giống các nhóm loài nguồn lợi thủy sản quan trọng tại vùng biển xã Tam Hải và khu vực lân cận; dự thảo quy chế quản lý bảo tồn biển, đề xuất phân vùng chức năng Khu bảo tồn biển khu vực xã Tam Hải…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu phát biểu tại Hội thảo

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Quang Bửu đề nghị Ban chủ nhiệm đề tài tiếp thu các ý kiến góp ý của chuyên gia tại hội thảo, đồng thời, đảm bảo thực hiện theo quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Bên cạnh đó, phải nghiên cứu kỹ lưỡng tính pháp lý, kết hợp với lấy ý kiến, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân. Phối hợp triển khai theo từng giai đoạn, phù hợp với thực tế của địa phương, đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ đa dạng sinh học.

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Quảng Nam định hướng đưa sâm Ngọc Linh thành Thương hiệu quốc gia

    Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Lương Nguyễn Minh Triết vừa ký ban hành Nghị quyết số 40-NQ/TU về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

  • Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Việt Nam – Mông Cổ hướng tới tăng trưởng bền vững trong nông nghiệp

    Sáng 20/11, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp và làm việc với ông Jadamba Enkhbayar - Bộ trưởng Lương thực, Nông nghiệp và Công nghiệp nhẹ Mông Cổ, Chủ tịch Phân ban Mông Cổ trong Ủy ban liên Chính phủ song phương.

  • Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Ngành gỗ tăng tốc về đích sớm

    Một trong những điểm nhấn nổi bật trong "bức tranh" xuất khẩu nông lâm thủy sản từ đầu năm đến nay là kết quả xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Đây là 1 trong 6 mặt hàng có thặng dư thương mại đạt trên 1 tỷ USD và hứa hẹn sẽ lập kỷ lục mới xuất khẩu trong năm 2024.

Top