Sau 5 năm triển khai Chương trình OCOP, Bắc Giang có 255 sản phẩm được công nhận OCOP, tổng kinh phí thực hiện lên tới 16.809,898 triệu đồng. Chương trình đã góp phần chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, có truy xuất nguồn gốc và theo nhu cầu thị trường.
Kết quả ấn tượng
Theo Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang, đến hết tháng 9/2023, Bắc Giang có 255 sản phẩm đạt OCOP từ 3 sao trở lên, gồm 31 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, 224 sản phẩm OCOP 3 sao. Đặc biệt, có 1 sản phẩm có tiềm năng 5 sao cấp quốc gia đang được Hội đồng OCOP Trung ương đánh giá, chấm điểm, phân hạng và 1 sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa Bản Ven của HTX Thân Trường, huyện Yên Thế.
Tổng kinh phí thực hiện các nội dung Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2018-2023 là 16.809,898 triệu đồng (bình quân 2,8 tỷ đồng/năm). Trong đó, từ năm 2018-2023, tổ chức 20 lớp tập huấn cho 1.570 học viên, trong đó có 12 lớp, gồm 965 học viên là các chủ thể có sản phẩm tham gia OCOP và 08 lớp cho 605 học viên là cán bộ quản lý Chương trình OCOP từ xã đến tỉnh.
Sau 5 năm triển khai Chương trình OCOP, Bắc Giang hiện có 255 sản phẩm được công nhận OCOP.
Để giúp các chủ thể sản xuất xây dựng, phát triển, hoàn thiện sản phẩm OCOP, Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang đã phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt hỗ trợ phát triển sản phẩm cho 89 lượt chủ thể (trên 100 sản phẩm). Nội dung hỗ trợ bao gồm kiểm nghiệm sản phẩm; bao bì, nhãn mác sản phẩm; truy xuất nguồn gốc; bảo hộ nhãn hiệu,...
Công tác quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP được các cấp, các ngành, chủ thể đặc biệt chú trọng, quan tâm duy trì thường xuyên. Bắc Giang đã hỗ trợ xây dựng 5 điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn các huyện Yên Thế, Lục Nam, Việt Yên và TP. Bắc Giang. Qua đó tăng sự hiện diện của sản phẩm OCOP trên thị trường, đưa sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng.
Giờ đây, các sản phẩm được công nhận OCOP cơ bản mang tính đặc trưng, phát huy tối đa lợi thế, tiềm năng của mỗi địa phương, của các làng nghề, làng nghề truyền thống như: Mỳ Chũ, Mỳ Châu Sơn, Rượu Vân, Bún Đa Mai, Gà đồi Yên Thế, Vải thiều Lục Ngạn… Các sản phẩm đều có đầy đủ những minh chứng rõ ràng về chất lượng, nguồn gốc. Nhiều sản phẩm áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến, chất lượng như ISO 22000, HACCP, VietGAP, Global GAP…
Một số sản phẩm OCOP thế mạnh của Bắc Giang có khả năng đáp ứng yêu cầu sản xuất lớn và đã có hoạt động xuất khẩu trực tiếp. Đặc biệt, các sản phẩm vải thiều Lục Ngạn, vải sớm Phúc Hòa đã được xuất sang các thị trường yêu cầu chất lượng cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Úc… Đây chính là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn theo hướng nội sinh và gia tăng giá trị hàng hóa, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Các sản phẩm được công nhận OCOP đã mở rộng thị trường tiêu thụ, quy mô sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người dân nông thôn, tác động tích cực vào quá trình xây dựng nông thôn mới, đồng thời nâng cao vị thế, vai trò của nông sản Bắc Giang trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Giờ đây, Chương trình OCOP đã và đang tạo ra sức bật mới, khơi dậy tiềm năng sản xuất nông nghiệp không chỉ ở những vùng thuận lợi mà cả ở vùng sâu, vùng xa, có sức lan tỏa lớn, tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Được sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương và người dân, đặc biệt là người dân khu vực nông thôn.
Còn nhiều khó khăn
Bên cạnh kết quả đạt được, sau 5 năm thực hiện, Chương trình OCOP cũng gặp những khó khăn, hạn chế như: sản phẩm chủ yếu ở dạng sơ chế, ít có sản phẩm chế biến sâu (khoảng 10%); chưa có sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao (đến nay, tỉnh Bắc Giang có 01 sản phẩm vải thiều Lục Ngạn Hồng Xuân đang được Hội đồng OCOP Trung ương đánh giá, phân hạng); số sản phẩm 4 sao có xu hướng giảm (năm 2023 dự kiến có khoảng 90 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng, trong đó có 7 sản phẩm có tiềm năng 4 sao, chiếm khoảng 8%); nhiều sản phẩm có xu hướng không tiếp tục tham gia đánh giá lại do chưa nhận được sự hỗ trợ từ Chương trình OCOP…
Trong giai đoạn tới, việc phát triển sản phẩm OCOP chính là giải pháp để khơi dậy tiềm năng, lợi thế to lớn của các địa phương, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, góp phần nâng cao giá trị nông sản ở nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, đồng thời giảm áp lực trong việc tiêu thụ sản phẩm tươi sống.
Sản phẩm được công nhận OCOP đã mở rộng thị trường tiêu thụ, quy mô sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Do đó, cần có một chính sách đủ mạnh để khích lệ người dân khai thác các lợi thế của địa phương, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển nhiều sản phẩm OCOP, nhất là các sản phẩm chế biến sâu, có giá trị gia tăng cao và để bù đắp được một phần chi phí trong quá trình phát triển, hoàn thiện sản phẩm.
Ông Dương Văn Hiếu, đại diện HTX Nông nghiệp sạch Bảo Sơn (Lục Nam), cho biết, theo quy định mới, để sản phẩm đạt 4 sao, cần chi phí đầu tư lớn mới đáp ứng được các tiêu chí bắt buộc như: Đổi mới bao bì, kiểm nghiệm, giấy phép sản xuất, đánh giá tác động môi trường…; trong khi sản phẩm rượu thuộc lĩnh vực công thương hiện vẫn chưa được hưởng hỗ trợ vay vốn ưu đãi.
Đề nghị tỉnh, các ngành quan tâm, có chính sách tín dụng ưu đãi dành áp dụng chung cho sản phẩm đã được chứng nhận 3 sao trở lên. Ngành ngân hàng có mức vay ưu đãi dài hạn để chủ thể có đủ năng lực về tài chính yên tâm đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Ông Nguyễn Văn Thiết, đại diện HTX Tiêu thụ vải thiều sớm Phúc Hòa (Tân Yên), cho biết, năm 2023, HTX đã ký kết với các HTX, doanh nghiệp tiêu thụ hơn 3.000 tấn vải thiều sớm xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Hoa Kỳ… Vải thiều sớm Phúc Hòa có thời gian thu hoạch ngắn, trong khi mỗi lần làm hồ sơ, thủ tục mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến tiến độ hoạt động sản xuất. Vì vậy, đề nghị thời gian công nhận sản phẩm 3 sao nên kéo dài lên 4 hoặc 6 năm thay vì 3 năm như hiện nay.
Để khuyến khích phát triển các sản phẩm OCOP, Bắc Giang đang dự thảo mức hỗ trợ (khoảng 40% chi phí ước tính), mỗi năm ngân sách Nhà nước bố trí thực hiện Nghị quyết khoảng 5,4 tỷ đồng, trong đó ngân sách cấp tỉnh khoảng 2,7 tỷ đồng, hỗ trợ cho các sản phẩm 4 sao và 5 sao; ngân sách cấp huyện khoảng 2,7 tỷ đồng/năm, hỗ trợ cho sản phẩm 3 sao. Với mức chi từ ngân sách như trên, việc thực hiện chính sách hoàn toàn có tính khả thi, tạo động lực khích lệ các chủ thể sản xuất khai thác các lợi thế của địa phương, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển nhiều sản phẩm OCOP có giá trị cao.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.