Sáng 10/8, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021-2025, đã có buổi làm việc với huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái về tình hình thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn huyện.
Theo Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên Trần Đông, tổng nguồn lực thực hiện 3 chương trình MTQG của huyện giai đoạn 2021-2023 là gần 79 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương là hơn 64 tỷ đồng.
Đến nay, huyện đã giải ngân vốn ngân sách Nhà nước đạt 35,09 tỷ đồng, bằng 45,6% kế hoạch, trong đó Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi giải ngân đạt 10,501 tỷ đồng, bằng 53,3% kế hoạch, Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững chưa thực hiện giải ngân, còn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giải ngân đạt 24,589 tỷ đồng, bằng 54,6% kế hoạch.
Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên phản ánh nội dung thực hiện của các chương trình MTQG rất đa dạng, có nhiều hình thức triển khai mới và có nhiều cơ quan, đơn vị tham gia chủ trì, quản lý các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc các chương trình.
Một số nội dung lần đầu tiên triển khai thực hiện do đó có sự lúng túng trong việc nghiên cứu, rà soát tổng hợp, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện.
Đầu giai đoạn 2021-2025, các văn bản về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình MTQG; văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương ban hành chưa đồng bộ, một số văn bản chưa thống nhất về nội dung... dẫn tới phải sửa đổi, điều chỉnh bổ sung, nên việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở địa phương gặp lúng túng và chậm tiến độ.
Phó Thủ tướng thăm khu trưng bày các sản phẩm OCOP của huyện Trấn Yên - Ảnh: VGP/Hải Minh
Năng lực chuyên môn của một số cán bộ cơ sở, đặc biệt là ở thôn, bản còn hạn chế, trong khi các chương trình MTQG gồm rất nhiều văn bản, nhiều quy định dẫn đến những khó khăn trong tổ chức thực hiện.
Nguồn vốn sự nghiệp của các chương trình MTQG giao theo từng năm, không giao cả giai đoạn 2021-2025, vì vậy cũng gặp khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch sử dụng vốn thực hiện chương trình, nhất là việc lựa chọn, xác định các dự án thực hiện có thời gian thực hiện trong nhiều năm.
Chủ tịch UBND huyện Trấn Yên kiến nghị Chính phủ bổ sung Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện thành đối tượng thụ hưởng của các dự án, tiểu dự án thành phần về phát triển giáo dục nghề nghiệp thuộc các chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025
Huyện cũng đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện chỉ tiêu về tỉ lệ dân số có sổ khám chữa bệnh điện tử thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.
Trong khi đó, lãnh đạo tỉnh Yên Bái kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp và Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang mục đích khác để tháo gỡ vướng mắc trong các dự án, tiểu dự án của các chương trình MTQG có liên quan đến rừng.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng ghi nhận các ý kiến, kiến nghị của huyện Trấn Yên, cũng như tỉnh Yên Bái liên quan đến 3 chương trình MTQG để chuẩn bị cho cuộc họp trực tuyến với 14 tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ diễn ra chiều cùng ngày.
Phó Thủ tướng biểu dương, đánh giá cao huyện Trấn Yên là huyện đầu tiên của tỉnh Yên Bái và khu vực Tây Bắc được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (năm 2019); có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang thăm Công ty TNHH Yamazaki, chuyên chế biến măng tre Bát Độ xuất khẩu - Ảnh: VGP/Hải Minh
Phó Thủ tướng đặc biệt ấn tượng với nhà máy chế biến măng tre Bát Độ xuất khẩu, bởi đây là sinh kế rất phù hợp với phát triển kinh tế rừng và điều kiện sản xuất của tỉnh, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Măng tre Bát Độ mang lại lợi nhuận trung bình 35 triệu/ha/năm, không chỉ giải quyết việc làm cho lao động tại khu vực nông thôn, mà còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn rửa trôi trên vùng đất dốc. Đến nay, diện tích trồng tre măng Bát Độ của tỉnh đạt trên 5.700 ha, sản lượng trên 60.000 tấn/năm.
Sau 2 năm thành lập, công ty đã thực hiện xong các thủ tục về đất đai, thực hiện đầu tư giai đoạn 1 của dự án là xây dựng được 1 nhà máy chế biến măng muối với công suất chế biến hiện nay 2.500 tấn măng tươi/năm, sản phẩm măng muối 600 tấn/năm.
Nhà máy đạt doanh thu trên 20 tỷ đồng/năm; tạo việc làm tại chỗ cho hơn 60 lao động với mức thu nhập bình quân 6 triệu đồng/người/tháng, 100% số lao động ổn định của công ty được tham gia BHXH theo quy định.
Công ty tổ chức liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng 7 chuỗi liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để chế biến, tiêu thụ sản phẩm, đồng thời đầu tư nhà máy chế biến sâu đã nâng cao giá trị sản phẩm măng Bát Độ của tỉnh Yên Bái, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu; phát triển 3 sản phẩm OCOP măng Bát Độ đạt tiêu chuẩn 3 sao là đặc sản măng giòn Bát Độ Kiên Thành, đặc sản măng chua Bát Độ Kiên Thành, măng Bát Độ Hồng Ca.
Giá thu mua măng thương phẩm tươi trung bình từ 5.500-6.500 đồng/kg. Tổng thu nhập từ sản phẩm măng tươi thương phẩm của tỉnh đạt trên 350 tỷ đồng/năm.
Đến nay, có thể khẳng định cây măng Bát Độ là cây làm giàu cho nhân dân, có hiệu quả kinh tế cao, được liên kết theo chuỗi giá trị vững chắc giữa người dân, doanh nghiệp; giá trị sản phẩm được nâng lên ở từng công đoạn sản xuất.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.