Thực hiện những bước chuyển mình về kinh tế - xã hội, huyện Phong Điền đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành các tiêu chí để đề nghị công nhận đô thị loại IV năm 2023, xây dựng Phong Điền trở thành thị xã trước năm 2025.
Nhìn lại năm 2022, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của huyện Phong Điền (Thừa Thiên- Huế) đều đạt và vượt. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp của huyện tăng 16,41% so với năm 2021, đạt 101,5% so với kế hoạch. Tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện ước thực hiện 322,983 tỷ đồng, đạt 115% dự toán huyện giao và đạt 265% dự toán tỉnh giao.
Đường nông thôn mới khang trang ở xã Điền Hòa, Phong Điền.
Khu công nghiệp Phong Điền thu hút 14 dự án đầu tư, trong đó 13 dự án đi vào hoạt động; các Nhà máy lớn như Công ty xi măng Đồng Lâm, Công ty SCAVI Huế, … hoạt động ổn định, giải quyết việc làm cho hơn 17.000 công nhân, lao động. Nhiều Cụm công nghiệp của huyện tiếp tục đầu tư và mở rộng, như quy hoạch Cụm công nghiệp Sơn Xuân Mỹ với diện tích 71,66 ha; Cụm công nghiệp Điền Lộc 2 với diện tích 27 ha; điều chỉnh mở rộng Cụm công nghiệp Điền Lộc với diện tích 66,42 ha…
Sản xuất nông nghiệp huyện Phong Điền phát triển khá toàn diện, mức tăng trưởng bình quân hàng năm 09%. Đã tiếp tục triển khai Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm theo hướng hữu cơ, VietGAP gắn với thực hiện chương trình OCOP như lúa, sen, lạc, thanh trà, bưởi da xanh, tôm trên cát. Thực hiện công tác dồn điền đổi thửa khoảng 40% diện tích gieo trồng. Bước đầu triển khai Đề án chăn nuôi lợn tập trung kết hợp trồng trọt theo hướng an toàn sinh học; Đề án trồng cây ăn quả giá trị cao.
Đến nay, Phong Điền có 10/15 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, dự kiến cuối năm 2021 có 13/15 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, tăng 04 xã so với năm 2019. Công tác an sinh xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm của huyện ngày càng được chú trọng tăng cường và bảo đảm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 4,44% năm 2019 xuống còn 2,84% năm 2021. Chất lượng lao động tăng dần qua các năm, tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 58,5% năm 2019 lên 62% năm 2021, trung bình 02 năm 2020-2021, giải quyết việc làm mới khoảng 1.340 người/năm. Chất lượng và thiết chế phục vụ giáo dục và đào tạo được tăng cường, góp phần nâng tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia từ 75% năm 2019 lên khoảng 86% năm 2021. Duy trì tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch đạt 99%; duy trì tỷ lệ tăng số tự nhiên khoảng 1%/năm…
Huyện Phong Điền đang phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành các tiêu chí để đề nghị công nhận đô thị loại IV năm 2023, xây dựng Phong Điền trở thành thị xã trước năm 2025..
Địa phương này cũng đang tập trung thực hiện 5 chương trình trọng điểm. Đó là: Chương trình phát triển đô thị; Chương trình phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; Chương trình phát triển du lịch, dịch vụ; Chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới và Chương trình cải cách hành chính và đào tạo nguồn nhân lực.
Huyện Phong Điền đang phối hợp với các sở ngành, đơn vị liên quan thu hút các dự án đầu tư, tăng tỷ lệ lấp đầy khu công nghiệp Phong Điền; quy hoạch phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, tạo điều kiện cho các nhà máy điện mặt trời hoạt động có hiệu quả. Bên cạnh đó, Phong Điền còn tập trung công tác quy hoạch, thực hiện có hiệu quả các phong trào về môi trường gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị, văn minh nông thôn. Tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư chỉnh trang khu trung tâm đô thị các đơn vị dự kiến xây dựng phường; triển khai Đề án xanh đô thị Phong Điền giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các dự án điểm xanh tạo điểm nhấn trên địa bàn huyện.
Trên cơ sở đó, huyện Phong Điền phấn đấu xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và hoàn thành các tiêu chí để đề nghị công nhận đô thị Phong Điền đạt đô thị loại IV năm 2023, xây dựng Phong Điền trở thành thị xã trước năm 2025. Trong đó, giá trị sản xuất tăng bình quân 15 - 17% so với năm 2022; thu nhập bình quân đầu người đạt 67 - 69 triệu đồng/người; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt từ 4.200 - 4.500 tỷ đồng; thu ngân sách nhà nước của huyện đạt 263 tỷ đồng; giảm tỷ lệ hộ nghèo 0,54% so với năm 2022 (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2022 - 2025).
Chủ tịch UBND huyện Phong Điền Nguyễn Đình Bách cho biết, triển khai xây dựng đô thị loại IV theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 15 của Tỉnh ủy, huyện đã tiến hành quy hoạch chung huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chương trình phát triển đô thị Phong Điền đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 đã cơ bản hoàn chỉnh nội dung Chương trình. Đề án đề nghị công nhận đô thị Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt tiêu chí đô thị loại IV .
Bên cạnh đó, huyện cũng đã tổ chức rà soát, đánh giá đô thị Phong Điền và đối chiếu theo 5 tiêu chí của đô thị loại IV được quy định tại Nghị quyết 1210 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị. Từ đó, đề ra các giải pháp thực hiện cho từng nhóm tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể để đáp ứng các tiêu chí đô thị loại IV; góp phần nâng cao chất lượng đô thị, cải thiện cảnh quan đô thị, nhất là tạo cảm quan đô thị cho toàn đô thị Phong Điền. Đồng thời, phát triển toàn diện kinh tế - xã hội theo hướng hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường; thu nhập bình quân đầu người đạt mức cao so với bình quân chung của tỉnh. Bên cạnh đó, huyện tập trung thực hiện các dự án trọng điểm để tạo điểm nhấn khi trở thành thị xã.
Dù còn phải tiếp tục đầu tư nhiều hơn nữa để ngày càng hoàn thiện về cơ sở hạ tầng đô thị. Hoàn thành quy hoạch chung đô thị Phong Điền, hoàn thành quy hoạch chung các xã định hướng thành phường, quy hoạch nông thôn mới giai đoạn đến năm 2030, hoàn thành Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện trước năm 2023. Cùng với các ngành, các cấp, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Phong Điền đang nỗ lực hết sức thực hiện 5 chương trình hành động được Đại hội huyện Đảng bộ Lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2021- 2025 đề ra, để tạo nên một diện mạo mới cho Phong Điền, xây dựng huyện Phong Điền sớm thành thị xã theo Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.