Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa chủ trì Hội nghị trực tuyến về tình hình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia vùng ĐBSCL, đồng thời nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và tìm giải pháp tháo gỡ, triển khai nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới. chủ trì Hội nghị.
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến với 13 tỉnh, thành phố vùng ÐBSCL về tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2021-2025, trung ương giao tổng vốn đầu tư phát triển hơn 8.790 tỷ đồng cho các địa phương thuộc vùng Tây Nam Bộ để thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia, chiếm gần 8,8% nguồn lực đầu tư phát triển của ngân sách trung ương để thực hiện 3 chương trình trên cả nước.
Năm 2022, vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thực hiện 3 chương trình cho vùng là hơn 3.279 tỷ đồng (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển sang năm 2022); vốn ngân sách địa phương của 13 tỉnh, thành trong vùng bố trí thực hiện 3 chương trình tổng nguồn là hơn 3.542 tỷ đồng. Tính đến hết năm 2022, giải ngân vốn ngân sách trung ương đạt trên 1.350 tỷ đồng, đạt gần 59% kế hoạch; đối với các địa phương, đã giải ngân 100% vốn ngân sách địa phương để thực hiện các chương trình.
Từ các nguồn vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, năm 2022, tỉnh Sóc Trăng có thêm 6 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Ước giảm tỷ lệ hộ nghèo gần 2,3%, trong đó, giảm tỷ lệ hộ nghèo là dân tộc Khmer hơn 3%.
Tuy vậy, theo ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh vẫn còn gặp những khó khăn, vướng mắc. Tiến độ xây dựng, trình ban hành và ban hành các văn bản quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo thẩm quyền của các bộ, cơ quan Trung ương còn chậm và chưa được ban hành đồng bộ, kịp thời đã ảnh hưởng đến công tác triển khai, tổ chức thực hiện chương trình.
Cũng theo ông Trần Văn Lâu, hầu hết các đối tượng được hỗ trợ chính sách nhà ở từ các chính sách trước đây theo Quyết định số 134 và Quyết định số 167 của Thủ tướng Chính phủ đến nay nhà ở đã hư hỏng, nhưng địa phương không có sơ sở để thực hiện chính sách theo chương trình.
Đại diện nhiều địa phương cũng kiến nghị các bộ, ngành trung ương khẩn trương ban hành hoặc trình ban hành theo thẩm quyền các nội dung hướng dẫn còn thiếu, tích cực rà soát, chủ động trao đổi với các cơ quan liên quan để nghiên cứu, sửa đổi các cơ chế, chính sách đã ban hành nhằm thúc đẩy cao nhất tiến độ giải ngân vốn….
Ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, cho biết: Thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, chính sách đối với người dân tộc còn gặp khó khăn, vướng mắc, vẫn làm như cách cũ. Kiến nghị trung ương sớm ban hành các hướng dẫn để cho thành phố Cần Thơ cũng như các tỉnh còn đang vướng khó khăn về vấn đề chi hỗ trợ và hỗ trợ các chính sách cho hộ nghèo.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao, biểu dương các tỉnh trong vùng đã rất nỗ lực, trách nhiệm trong tổ chức triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, đạt tỷ lệ giải ngân bình quân cao hơn so với mức bình quân chung của cả nước, trong đó tỷ lệ giải ngân vốn địa phương lớn hơn vốn Trung ương giao.
Tuy nhiên các tỉnh ÐBSCL cũng là vùng có tỷ lệ nợ văn bản quản lý, điều hành các chương trình mục tiêu cao nhất cao nhất và kiến nghị nhiều nhất với 45 kiến nghị so với 38 kiến nghị của khu vực Trung du và miền núi phía Bắc và 16 kiến nghị của 5 tỉnh Tây Nguyên.
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương khẩn trương hoàn thành ban hành văn bản quản lý, điều hành; hoàn tất việc phân bổ vốn của năm 2023 đã được Trung ương giao; cân đối vốn đối ứng của các địa phương cho các chương trình mục tiêu quốc gia.
Phó Thủ tướng nhắc lại tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là các địa phương phải rà soát lại danh mục các dự án, cố gắng tránh đầu tư dàn trải, manh mún, gây lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả đầu tư, tốn thời gian thực hiện quy trình thủ tục, rủi ro về công tác cán bộ.
Cùng với đó, các địa phương phải tăng cường phối hợp, cộng đồng trách nhiệm vì các chương trình đều có nhiều dự án, tiểu dự án, được triển khai trên nhiều địa bàn, lĩnh vực, có sự phân cấp mạnh mẽ; tăng cường kiểm tra, giám sát, qua đó kịp thời phát hiện vấn đề để xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng xử lý.
Ðối với các bộ, ngành Trung ương, Phó Thủ tướng yêu cầu, trong quý I-2023, dứt khoát hoàn tất việc ban hành các văn bản hướng dẫn còn lại; tiếp tục rà soát lại các văn bản đã ban hành để sửa đổi, bổ sung những quy định còn chồng chéo thuộc thẩm quyền nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc của các địa phương trên nguyên tắc phân cấp mạnh cho các địa phương, nội dung quy định cụ thể, dễ hiểu, dễ thực hiện, bớt quy trình.
Phó Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Ðầu tư, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo nhắc nhở chi tiết từng việc của từng bộ, ngành, địa phương phải hoàn thành với những mốc thời gian hoàn thành cụ thể; chuẩn bị cho cuộc họp của Ban Chỉ đạo lần thứ 3 trong tuần sau.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.