Mỗi sản phẩm OCOP đã mang trên mình một vai trò 'đại sứ' của từng vùng, miền và chuyển tải những câu chuyện sản xuất mang nhiều tính nhân văn.
Trong khuôn khổ “Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2023”, ngày 11/12, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị “Kết nối sản phẩm OCOP với các hệ thống thương mại".
Hơn 100 chủ thể OCOP vùng ĐBSCL, trong đó có 66 chủ thể OCOP tỉnh Cà Mau tham dự và trưng bày sản phẩm. Bên cạnh đó, hội nghị còn có sự tham dự trực tiếp và trực tuyến của 43 doanh nghiệp (gồm 24 nhà thương mại, siêu thị, sàn thương mại điện tử và 19 doanh nghiệp đầu vào, doanh nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp công nghệ).
100% sản phẩm OCOP của Cà Mau lên sàn điện tử
Tại hội nghị, ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2023 tại Cà Mau là diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP lần thứ 2 được tổ chức (lần thứ nhất năm 2022 tại Đồng Tháp), với kỳ vọng sẽ tiếp tục thành công để kết nối nhà mua, doanh nghiệp, hệ thống phân khối với các chủ thể OCOP vùng ĐBSCL nói riêng và của cả nước nói chung, qua đó phát triển sản phẩm OCOP ra thị trường ngày càng nhiều hơn, xa hơn.
Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, phát biểu
Là tỉnh có vị trí đặc biệt nằm ở cực Nam của Tổ quốc, Cà Mau giáp cả biển Đông và biển Tây với tiềm năng của rừng, biển và hệ sinh thái động vật, thực vật phong phú, đa dạng, đã tạo nên nhiều đặc sản địa phương, góp phần thúc đẩy Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) phát triển nhanh chóng. Qua 4 năm triển khai thực hiện chương trình, Cà Mau đã có 145 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó có 32 sản phẩm đạt 4 sao và 113 sản phẩm đạt 3 sao. Hiện nay, 42 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được đưa vào hệ thống các siêu thị, liên kết với các đại lý phát triển thị trường ngoài tỉnh. Đặc biệt, hiện nay các sản phẩm OCOP của Cà Mau đã có mặt tại các sàn giao dịch thương mại điện tử như: Viettel (voso.vn), Lazada mall, Amazon, Alibaba…, đặc biệt 100% sản phẩm OCOP của Cà Mau đều được đưa lên trang sàn thương mại điện tử của tỉnh Cà Mau (madeincamau.com).
Sản phẩm của các vùng miền
“Đại sứ” của quê hương
Phát biểu tại hội nghị, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT thông tin, phát triển sản phẩm OCOP đã góp phần chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất gắn với kinh doanh nghiệp nông thôn, đặc biệt là gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với phát triển kinh tế, dịch vụ và du lịch của các địa phương. Sản phẩm OCOP đã mở ra tiềm năng lớn phát triển kinh tế nông thôn vùng ĐBSCL, đồng thời góp phần không nhỏ trong việc quảng bá giá trị văn hóa, du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của các địa phương. Sản phẩm OCOP đã từng bước khai thác và phát huy những giá trị văn hóa và giá trị truyền thống của địa phương. “Có thể nói, mỗi sản phẩm OCOP đã mang trên mình một vai trò đại sứ của từng vùng, miền và chuyển tải những câu chuyện sản xuất mang nhiều tính nhân văn. Ngày nay, các sản phẩm OCOP đã và đang đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu dùng, các sản phẩm đặc sản truyền thống của địa phương" - Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh.
Theo ông, sau hơn 13 năm triển khai xây dựng chương trình nông thôn mới bên cạnh sự khởi sắc, nổi bật, về diện mạo nông thôn, kinh tế nông thôn có đã có sự thay đổi rõ rệt, góp phần vào quá trình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập của nền kinh tế đất nước. Chương trình mỗi xã một sản phẩm được Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia xác định là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm, nhằm nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, đặc biệt là hỗ trợ các tổ chức kinh tế nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn như: tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa… gắn với các sản phẩm đặc trưng có quy mô làng xã.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ NN&TNT Phùng Đức Tiến, hơn 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm, cả nước đã có hơn 10.810 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, của 5610 chủ thể OCOP, trong đó có gần 38% là HTX, 24% là doanh nghiệp và hơn 35% là các cơ sở sản xuất - hộ kinh doanh, còn lại là THT.
Vai trò ĐBSCL trong bản đồ OCOP cả nước
Sau hơn 5 năm triển khai, cả nước đã có 10.811 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên của 5.610 chủ thể, trong đó có 37,9% là HTX, 24% là doanh nghiệp, 35,2% là cơ sở sản xuất/hộ kinh doanh, còn lại là tổ hợp tác. Sản phẩm OCOP đã từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và giá trị truyền thống của địa phương. Trong khi đó, ĐBSCL hiện có hơn 2050 sản phẩm được công nhận 3 sao trở lên, với hơn 920 chủ thể OCOP, trong đó hơn 28% là doanh nghiệp, gần 19% là HTX xã và hơn 52% là các cơ sở sản xuất kinh doanh. Hiện nay, các địa phương vùng ĐBSCL đã có những tiếp nhận phù hợp khi tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm truyền thống, sản phẩm đặc trưng, gắn với lợi thế của vùng nguyên liệu tập trung tại chỗ, như: trái cây, thủy sản, lúa gạo… để phát triển sản phẩm đặc sắc, mang sắc thái riêng của vùng sông nước.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, Diễn đàn OCOP vùng ĐBSCL là một sự kiện lớn của vùng có ý nghĩa quan trọng gắn với mục tiêu hình thành không gian kết nối, giao lưu chia sẻ và hợp tác trong sản xuất, quảng bá và thương mại sản phẩm thô của vùng ĐBSCL. Đồng thời là không gian để người tiêu dùng, các doanh nghiệp phân phối có thể tiếp cận, trải nghiệm và giao thương với sản phẩm OCOP.
Hội nghị kết nối sản phẩm OCOP với hệ thống thương mại là sự kiện nhằm cụ thể hóa các giải pháp thực hiện mục tiêu của diễn đàn đặt ra. Để thực sự có tính lan tỏa đảm bảo hiệu quả chất của của người sản xuất với người bán hàng và người tiêu dùng.
“Hội nghị là một diễn đàn quan trọng để trao đổi chia sẻ tìm cơ hội hợp tác giữa các chủ thể OCOP và các đơn vị thương mại. Đây là cơ hội để các chủ thể OCOP thấy được mình đã có gì, thiếu gì và cần làm gì để tham gia tốt hơn, hiệu quả hơn vào các hệ thống phân phối”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến lưu ý.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.