Năm 2022, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở TT- Huế ước đạt 7.280 tỷ đồng, trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 190 triệu USD, tăng 22,7%.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên- Huế vừa chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2023.
Năm 2022, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ở TT- Huế ước đạt 7.280 tỷ đồng.
Theo báo cáo, năm 2022 với rất nhiều khó khăn và thách thức mà ngành Nông nghiệp và PTNT phải đối mặt: Điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, các đợt mưa lớn trái mùa đã xảy ra trên diện rộng, làm thiệt hại nhiều diện tích lúa, rau màu vụ đông xuân và gián tiếp ảnh hưởng đến tiến độ, diện tích gieo cấy lúa vụ Hè Thu, giá cả vật tư, phân bón liên tục tăng cao đã tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, ảnh hướng lớn đến thu nhập của bà con nông dân… Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực trách nhiệm, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức thực hiện nhiều giải pháp ứng phó giảm thiểu thiệt hại, duy trì ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, đời sống cư dân nông thôn ngày được nâng cao.
Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp năm 2022 ước giảm 3,26%, không đạt kế hoạch đề ra, tổng giá trị sản xuất ước đạt 7.280 tỷ đồng, giảm 3,4%. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản ước đạt 190 triệu USD, tăng 22,7% so với năm 2021.
Cơ cấu sản xuất tiếp tục được điều chỉnh phù hợp, hiệu quả hơn, đã tập trung cơ cấu lại theo hướng ưu tiên phát triển 03 nhóm sản phẩm (chủ lực quốc gia, chủ lực cấp tỉnh, OCOP) và trên từng lĩnh vực của ngành.
Các lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp phát triển ổn định và duy trì tốc độ tăng trưởng; sản lượng thịt hơi các loại tăng 4%, sản lượng thủy sản tăng 2,6%, sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng 5,5%. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản ước đạt 190 triệu USD, tăng 22,7% (năm 2021 đạt 154,75 triệu USD).
Giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản của TT-Huế ước đạt 190 triệu USD, tăng 22,7%.
Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 đã dần đi vào ổn định, đã tham mưu UBND tỉnh hoàn thiện các thể chế liên quan đến Chương trình như: Kế hoạch triển khai Chương trình giai đoạn 2022-2025; Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới …; làm cơ sở để huy động nguồn lực triển khai thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025. Công tác phòng chống thiên tai được tổ chức thực hiện đạt kết quả tốt, đặt biệt là công tác ứng phó bão lũ, vận hành điều tiết nước phục vụ sản xuất, phòng cháy, chữa cháy rừng.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số tồn tại: Sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính nhỏ lẽ, chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; cơ cấu giá trị sản xuất còn phụ thuộc lớn vào lúa gạo do đó khi sản xuất lúa gặp khó khăn làm ảnh hướng lớn đến tốc độ tăng trưởng của toàn ngành. Công tác đổi mới, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, còn nhiều lúng túng; hoạt động liên kết theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp với nông dân, hợp tác xã chưa thật sự phổ biến và tỷ lệ giá trị liên kết còn thấp.
Theo ông Nguyễn Đình Đức, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thừa Thiên-Huế, địa phương đang xây dựng, phát triển nền nông nghiệp theo hướng ổn định, bền vững, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế và thích ứng với biến đổi khí hậu. Triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái; phát triển thêm nhiều mô hình xã nông thôn mới thông minh, xây dựng nông thôn trở thành những vùng quê đáng sống.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.