Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường và hưởng ứng tinh thần Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, Tiến sĩ Phùng Thị Kim Huệ, Viện Nghiên cứu Sức khoẻ và Phát triển Giáo dục Tây Nguyên, đã học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiến hành xây dựng và triển khai chương trình “Mỗi người một cây xanh”, mô hình “lấy kiến thức, đổi cây xanh” trong dự án “Pleiku xanh”.
Dự án nhằm kêu gọi các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể cùng chung tay xây dựng lối sống bền vững, hài hòa với thiên nhiên; bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cùng nhau trồng cây xanh đô thị dựa theo một bảng thiết kế chi tiết phù hợp bản sắc văn hoá, thổ nhưỡng khí hậu, góp phần phát triển du lịch TP. Pleiku, hướng tới xây dựng một thành phố xanh đẹp đáp ứng được mục tiêu “cao nguyên xanh vì sức khoẻ”.
Sự phát triển kinh tế càng nhanh thì càng kéo theo hệ lụy ảnh hưởng đến môi trường sống, các đô thị đang bị ô nhiễm, ngột ngạt vì khói bụi, đe dọa sức khỏe và chất lượng sống của con người. Nhiều khu công nghiệp với rất nhiều nhà máy đang xả thải ra môi trường, gây ô nhiễm nguồn nước và đất đai. Nạn chặt phá rừng, buôn bán gỗ lậu diễn ra ngày càng tinh vi trên khắp các cánh rừng gây nhiều hậu quả nặng nề như làm gia tăng nhiệt độ trái đất kéo theo lũ lụt, sạt lở đất… Rõ ràng sự ô nhiễm môi trường do con người gây ra đang ảnh hưởng trực tiếp lên đời sống của chúng ta.
Thiết kế cảnh quan (ảnh 3D), hệ thống cây xanh trường Trung cấp Phật học Gia Lai trong chương trình "Mỗi người một cây xanh" thuộc dự án "Pleiku xanh" của TS. Phùng Thị Kim Huệ
Trong khi đô thị vẫn đang được nâng cấp, mở rộng thành phố ra ngoại ô, điều chỉnh một số đơn vị hành chính cấp xã lên phường. Cùng với đó là xây dựng mới nhiều con đường, “nâng cấp” hẻm thành đường, đô thị các vùng ven là nông thôn,… Cho nên, nhu cầu tiếp tục đầu tư phát triển cây xanh trên các trục đường mới và các công viên, cụm cây, hoa, lâm viên... là rất lớn, nhưng vốn từ ngân sách còn chưa đáp ứng nên môi trường sinh thái nhiều đô thị vẫn là một số tồn tại đáng kể. Điều này là phổ biến, không ngoại trừ thành phố Pleiku. Nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời sẻ làm hạn chế chất lượng sống của con người, kể cả kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời đại công nghệ 4.0 nền kinh tế toàn cầu đang đột phá.
Trên tinh thần đó, TS. Phùng Thị Kim Huệ - Chủ tịch Hội đồng quản trị Viện Nghiên cứu Sức khoẻ và Phát triển Giáo dục Tây Nguyên đã khởi xướng dự án “Pleiku xanh” từ nguồn vốn xã hội hoá để trồng cây xanh đô thị theo tiêu chí tạo nên đô thị xanh không chỉ là trách nhiệm của tất cả chúng ta trong ngôi nhà chung Trái đất mà còn là giáo dục để tạo dựng một môi trường xã hội bền vững.
Thiết kế mảng xanh (ảnh 3D) với ý tưởng dùng biểu tượng tách cà phê mang bản sắc văn hóa người dân phố Núi theo dự án "Pleiku xanh"
Sinh thời, Bác Hồ thường xuyên quan tâm đến vấn đề trồng cây xanh và bảo vệ môi trường sống. Nhận thức được tầm quan trọng của thiên nhiên và cây xanh đối với đời sống con người, Người đã sớm quan tâm tới việc xây dựng một môi trường sống trong lành cho nhân dân, lấy việc trồng, bảo vệ cây xanh là đòn bẩy cho hoạt động bảo vệ môi trường. Người quan niệm rằng trồng cây không chỉ là công việc nông lâm đơn thuần, mà còn có ý nghĩa quan trọng là giáo dục đạo đức lao động, đặc biệt là nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong việc bảo vệ môi trường sinh thái.
Ngày nay, khi mà Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu, theo lời Bác dạy, nhiều người góp phần trồng cây xanh, toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục duy trì và phát động phong trào trồng cây, gây rừng rộng rãi từ thành thị đến nông thôn, với mong muốn trồng cây bảo vệ môi trường tự nhiên.
Thiết kế mảng xanh (ảnh 3D) với ý tưởng dùng biểu tượng cây đàn mang bản sắc văn hóa người dân phố Núi theo dự án "Pleiku xanh" của TS. Phùng Thị Kim Huệ
Đặc biệt, ngày 01/04/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình trồng 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” và bên lề Hội nghị COP26, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cam kết, Việt Nam giảm phát thải khí carbon đạt mức bằng 0 vào năm 2050. Việt Nam phải luôn nỗ lực cố gắng làm hết sức mình để phát triển xanh, ứng phó biến đổi khí hậu một cách bền vững và ổn định lâu dài. Dù vậy, trong thời gian qua, nhiều đô thị, tỉnh thành trồng cây xanh vẫn chưa theo một quy hoạch, thiết kế khoa học, trồng cây theo cảm tính đã phá hỏng cảnh quan, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, chưa mang lại lợi ích, gây ra sự lãng phí không đáng có. Điều này là vô ý đã làm trái với lời Bác dạy: “Việc động viên các cơ quan và người dân trồng cây xanh cũng phải hướng đến sự thực chất, như trồng cây phải bảo đảm cây phát triển tốt, tránh làm theo phong trào, hình thức, tránh trồng cây với thái độ đối phó…”.
Bác đã từng nêu rõ ràng quan điểm về quy luật phát triển những yếu tố của môi trường thiên nhiên với những yếu tố của môi trường xã hội. Quan điểm đúng đắn của Người sẽ làm thông suốt tư tưởng của chúng ta, đây là vốn quý của dân tộc, để ai ai cũng thi đua trồng cây xanh, trồng thật đúng thật đẹp, góp phần quan trọng vào bảo vệ môi trường thiên nhiên và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thiết kế mảng xanh (ảnh 3D) với ý tưởng hoa nở quanh năm mang nét đặc trưng vùng miền, hấp dẫn du lịch theo dự án "Pleiku xanh"
Theo đó, trong dự án “Pleiku xanh”, TS. Phùng Thị Kim Huệ đã đề xuất mô hình “mỗi người một cây xanh” và mô hình ” lấy kiến thức, đổi cây xanh” với mục đích để mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi thành phần đều chung tay góp sức, trong đó thanh niên, học sinh, sinh viên trong các nhà trường, trong tổ chức Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, các cơ quan ban ngành,… đều tham gia phong trào trồng cây xanh nhằm phủ xanh các khu đô thị, các vùng đất trống, đồi núi trọc, đặc biệt là các khu nông thôn là vùng ven đô thị để giúp tạo cảnh quan đô thị phù hợp, tạo vành đai bảo vệ khu dân cư và ngăn chặn lũ lụt, thiên tai, mang lại bầu không khí trong lành, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp cho cuộc sống của con người, góp phần bảo vệ môi trường, chống lại những tác động của biến đổi khí hậu.
Điều này, Tiến sỹ đã học tập theo tư tưởng của Người, xem việc trồng cây là phong trào thi đua yêu nước lâu dài trong Nhân dân và muốn kết nối giữa các thế hệ người Việt Nam, để ai ai cũng có thể tham gia trồng cây và trồng cây là ích nước, lợi nhà, là sự kết nối xanh tươi giữa các vùng miền, giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, giữa các thế hệ, giữa các lực lượng xã hội, giữa các tôn giáo góp phần xây dựng môi trường xã hội bền vững.
Thiết kế mảng xanh đường Lê Đức Thọ (ảnh 3D) theo dự án "Pleiku xanh"
Bác Hồ đã dạy, trong việc trồng cây xanh, các cơ quan chức năng cần có kế hoạch thật cụ thể, khoa học, như trồng ở khu vực nào, ở đó thì nên trồng loại cây gì cho phù hợp, số lượng cụ thể bao nhiêu để cây phát triển tốt, ai chăm sóc, gìn giữ,…
Học theo quan điểm đó của Người, trong dự án "Pleiku xanh", TS Phùng Thị Kim Huệ đã xây dựng một thiết kế chi tiết được các nhà khoa học, các chuyên gia cây xanh, các kiến trúc sư đô thị tiến hành đánh giá nhằm khai thác những lợi thế và tiềm năng sẵn có. Mặt khác, sẽ đề xuất cụ thể cho một số tuyến đường quan trọng là vùng ven đô thị cần được nâng cấp để làm mô hình mẫu trồng những loại cây thí điểm để mang lại vẻ đẹp đặc trưng phố núi, từng bước xây dựng thành phố theo hướng đô thị thông minh “Cao nguyên xanh vì sức khỏe”, hấp dẫn du lịch giúp phát triển kinh tế xã hội tỉnh nhà.
Vì vậy, tiêu chí thiết kế chi tiết của dự án “Pleiku xanh” đã quan tâm đến các loài cây đường phố, cây bụi, cây tầm thấp có hoa theo vỉa hè, giàn dây leo trước nhà, lựa chọn cây xanh phù hợp để trồng, cho hoa theo mùa, hoa nở quanh năm, phù hợp đặc điểm thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu tiểu vùng TP Pleiku; đồng thời đảm bảo bản sắc văn hoá, mỹ quan đô thị như màu sắc, hình dáng, kích thước, mật độ lá và chiều cao... của cây và hoa, tạo sự hòa hợp, đẹp mắt mà lại không độc với con người; dễ trồng, ít công chăm sóc. Các loài cây, hoa, lá có thể sẽ cho giá trị nhất định nào đó trong việc khai thác phục vụ lợi ích người dân như gỗ, thực phẩm, làm thuốc trị bệnh, vui chơi, giải trí,...và giá trị lớn nhất là bảo vệ môi trường khu dân cư một cách bền vững. Sau trồng sẻ giao cho chính quyền địa phương quản lí, đoàn thanh niên, hội phụ nữ sẻ cùng nhau chăm sóc, phát triển.
Thiết kế cảnh quan (ảnh 3D) với hệ thống cây xanh rộn ràng hoa lá cùng tiếng chim ca, hoa nở quanh năm bên bờ hồ thơ mộng tại trường Trung cấp Phật học Gia Lai - Ý Tưởng thuộc dự án "Pleiku xanh"
Với niềm tin mãnh liệt, TS. Phùng Thị Kim Huệ cho rằng: Quan điểm trồng cây xanh và những kinh nghiệm về bảo vệ môi trường mà Bác Hồ kính yêu đã để lại cho chúng ta là một bài học quý báu, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nhân loại đang đối diện với rất nhiều vấn đề cấp bách về môi trường.
Tình yêu quê hương đất nước, mong muốn bảo vệ môi trường sống của chính mình, chắc chắn mọi người, mọi nhà và mọi doanh nghiệp đều có thể chung tay, góp sức để xây dựng hệ thống cây xanh, không chỉ là TP. Pleiku đạt kì vọng trở thành đô thị “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” mà còn là mô hình để phát triển cây xanh trên khắp mọi miền của đất nước, nhất là các vùng nông thôn ven đô thị nhằm mang lại những lợi ích lớn lao, vừa góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển môi trường xã hội bền vững, giúp mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn, trong lành hơn cho con người, đạt được nguyện vọng mà Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết, chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia lần này có ý nghĩa quan trọng khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng, hợp tác biển và một số lĩnh vực hợp tác về điện, kinh tế số…
Trong phiên giải trình mới đây tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, liên quan tới bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan cho biết, sau bão Yagi (bão số 3), bộ đã thiết kế lại dự thảo để trình Bộ Tài chính sửa đổi Nghị định 58 về BHNN. Chưa bao giờ chúng tôi thấy BHNN cần thiết như sau bão Yagi.
Trên những triền núi đá ở xã Xuân Quang (Bảo Thắng - Lào Cai), có người đàn ông lặng lẽ theo nghề nuôi ong mật suốt bao năm. Đó là ông Cao Văn Chiến, Giám đốc Hợp tác xã Nậm Dù, người đã miệt mài xây dựng giấc mơ lớn từ những điều nhỏ bé, mang về cho vùng đất khô cằn này nghề nuôi ong đầy triển vọng.