Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 22 tháng 6 năm 2024  
Thứ năm, ngày 30 tháng 5 năm 2024 | 11:17

Tân Yên phấn đấu hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm OCOP

Huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang phấn đấu từ nay đến hết năm 2025 có trên 50 sản phẩm được chứng nhận OCOP. Cùng với đó, huyện định hướng và có lộ trình phát triển sản phẩm vải sớm Phúc Hòa phấn đấu đạt tiêu chuẩn 5 sao trong thời gian tới.

Sản phẩm được nâng cao chất lượng

Để thực hiện chương trình OCOP hiệu quả, đảm bảo tiến độ đánh giá phân hạng sản phẩm theo kế hoạch đề ra, những năm qua, huyện Tân Yên đã yêu cầu cơ quan chuyên môn thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các chủ thể thiết lập, hoàn thiện hồ sơ theo quy định đối với các nhóm sản phẩm. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân, chủ thể có sản phẩm tham gia chương trình OCOP chủ động hoàn thiện sản phẩm.

Hiện, Tân Yên có 33 sản phẩm OCOP, trong đó 7 sản phẩm 4 sao, còn lại là 3 sao.

Hướng dẫn, giúp chủ thể hoàn thành câu chuyện sản phẩm dưới dạng tờ rơi, đăng tải trên video, công bố chất lượng sản phẩm, nhờ đó đã khơi dậy, tạo động lực cho các chủ thể khai thác tiềm năng, thế mạnh của các sản phẩm từ đó mở rộng sản xuất, vùng nguyên liệu. Cách làm này cũng từng bước thay đổi tư duy người sản xuất theo hướng chuyển từ sản xuất quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung, sản xuất gắn với liên kết theo chuỗi giá trị khép kín.

Cùng với đó, tích cực đẩy mạnh ứng dụng khoa học, kỹ thuật, tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp, HTX, hộ gia đình xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP, đặc biệt là các sản phẩm chủ lực theo hướng đáp ứng về số lượng, gia tăng giá trị. Tiếp tục tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan, sở, ngành liên quan để các chủ thể, HTX, doanh nghiệp có cơ hội tham gia các hội trợ, triển lãm, xúc tiến thương mại. Tiếp tục tuyên truyền, tạo sự kết nối để sản phẩm OCOP được đưa lên các sàn thương mại điện tử, kết nối vào hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại trong và ngoài tỉnh.

Chất lượng, giá trị sản phẩm được nâng lên sau khi công nhận OCOP.

Đến nay, Tân Yên có 33 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có 7 sản phẩm  đạt OCOP 4 sao. Nhiều sản phẩm OCOP xây dựng được thương hiệu, mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với trước. Ông Thân Hải Đăng, Giám đốc HTX Sản xuất và Tiêu thụ sâm Nam núi Dành (xã Việt Lập) cho biết, hiện HTX có 1 sản phẩm đạt OCOP 4 sao, 1 sản phẩm 3 sao. Để đạt OCOP mình đã phải phấn đấu rất nhiều, sau khi đạt OCOP mình tiếp tục nâng cao chất lượng, mẫu mã lên. Khi đã có thương hiệu giá bán cũng tốt hơn và tiêu thụ rộng khắp trong cả nước. Hiện, HTX đang xây dựng thêm sản phẩm nụ hoa sâm nam núi Dành thượng hạng trở thành sản phẩm OCOP.

Ông Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch UBND xã Việt Lập cho biết, xã có 3 sản phẩm được công nhận OCOP, trong đó có 1 sản phẩm 4 sao, 2 sản phẩm 3 sao. Sau khi công nhận chất lượng sản phẩm được nâng lên, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ. Năm 2024, xã có 2 doanh nghiệp đăng ký xây dựng sản phẩm OCOP từ sâm nam núi Dành.   

Nâng tầm sản phẩm đặc trưng tiêu biểu

Trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tân Yên cho biết, huyện có 33 sản phẩm OCOP, trong đó 7 sản phẩm 4 sao, còn lại là 3 sao. Các sản phẩm được chứng nhận đã hoàn thiện bao bì, tem nhãn, chuẩn hóa về chất lượng theo nhu cầu của thị trường. Kéo theo đó, mức độ phát triển và tiêu thụ tương đối tốt. Giá trị sản phẩm được nâng lên hẳn so với thời điểm chưa làm OCOP. Trước khi làm OCOP người ta chưa chuẩn hóa từ quy trình sản xuất đến tiêu chuẩn, chất lượng, bao bì phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Nên khi được chứng nhận OCOP người tiêu dùng tin vào sự công nhận đó và yên tâm về chất lượng sản phẩm.

Ông Thân Hải Đăng, Giám đốc HTX Sản xuất và Tiêu thụ sâm Nam núi Dành (người bên trái) giới thiệu về sản phẩm sâm nam núi Dành khô đạt OCOP 4 sao.

Chia sẻ về cách làm đưa Tân Yên nằm trong top đầu tỉnh Bắc Giang về số lượng sản phẩm OCOP 4 sao, bà Nguyệt cho biết, thứ nhất phải triển khai tuyên truyền sâu rộng cho các chủ thể, các tổ chức kinh tế, từ đó các chủ thể nhận thức được tầm quan trọng, vai trò của chương trình, từ đó tích cực tham gia. Thứ 2, huyện thành lập tổ giúp việc để hướng dẫn chủ thể về quy trình chất lượng sản phẩm, đáp ứng được các điều kiện khi tham gia. Hướng dẫn rất cụ thể, chi tiết xuống tận cơ sở từ cách làm, cách triển khai, áp dụng quy trình như thế nào, kiểm nghiệm sản phẩm ra sao, tem nhãn, bao bì rồi quảng bá, đến quy định về các thủ tục hồ sơ vừa là hướng dẫn, vừa là hỗ trợ để các chủ thể thuận lợi nhất khi tham gia chương trình OCOP.

Bà Lâm Thị Hương Thành (người bên trái), Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang chụp ảnh cùng sản phẩm OCOP huyện Tân Yên.

Trả lời câu hỏi của phóng viên, Tân Yên là vựa vải chín sớm lớn của tỉnh, huyện đã phát huy sản phẩm vải của mình như thế nào thành sản phẩm OCOP?. Bà Nguyệt cho biết, vải chín sớm là sản phẩm đặc trưng tiêu biểu nhất của huyện Tân Yên. Ngay từ ban đầu huyện rất chú trọng xây dựng thương hiệu chỉ dẫn địa lý, xây dựng vải sớm của Tân Yên đạt tiêu chuẩn 4 sao từ năm 2020. Huyện đang định hướng và có lộ trình để phát triển sản phẩm vải sớm Phúc Hòa phấn đấu đạt tiêu chuẩn 5 sao trong thời gian tới. Từ nay đến hết năm 2025, huyện phấn đấu có trên 50 sản phẩm được chứng nhận OCOP, dự kiến chắc chắn sẽ vượt trên 50 sản phẩm OCOP.

Tân Yên hiện có 1.420 ha vải thiều, sản lượng khoảng 15.500 tấn, trong đó, diện tích vải thiều sớm là 1.250 ha, ước sản lượng 15.000 tấn, diện tích vải thiều chính vụ là 170 ha, ước sản lượng 300 tấn. Diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đảm bảo chất lượng ATTP 900 ha; diện tích GlobalGAP đạt 455 ha (duy trì 415 ha, mở rộng 40 ha), để phục vụ cho xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Mỹ, EU. Dự kiến, sản lượng vải thiều đạt tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP khoảng 5.550 tấn.

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top