Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ hai, ngày 13 tháng 2 năm 2023 | 16:41

Tháo gỡ vướng mắc cho các tỉnh trung du, miền núi thực hiện các chương trình MTQG

Chiều 13/2, tại Trụ sở UBND tỉnh Bắc Kạn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc về kết quả thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.

Tham dự hội nghị có lãnh đạo, đại diện các Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; lãnh đạo, đại diện các Bộ: KH&ĐT, Tài chính, NN&PTNT, LĐTB&XH, TT&TT, Xây dựng, VHTT&DL, Y tế, GD&ĐT.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chủ trì Hội nghị trực tuyến với các tỉnh vùng trung du và miền núi phía bắc về kết quả thực hiện 3 chương trình MTQG và nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới - Ảnh: VGP/Hải Minh

Lãnh đạo 13 tỉnh vùng trung du và miền núi phía bắc gồm: Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Giang tham dự hội nghị theo hình thức trực tuyến.

Đây là hội nghị thứ hai do Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 - chủ trì với các vùng trên cả nước nhằm rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Vùng trung du và miền núi phía bắc là địa bàn còn nhiều khó khăn, địa hình đồi núi chia cắt phức tạp, có ý nghĩa quan trọng về địa chính trị, quốc phòng, an ninh với diện tích rộng lớn, chiếm gần 1/3 diện tích cả nước nhưng chỉ có khoảng 14,7 triệu người sinh sống, chiếm tỉ lệ 15,2% dân số cả nước, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm gần 50% dân số.

Đời sống nhân dân tại một số khu vực vùng sâu, vùng xa còn gặp nhiều khó khăn; tỉ lệ hộ nghèo bình quân năm 2022 của vùng là 17,4%, cao hơn tỉ lệ bình quân của cả nước là 5,2%; tỉ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới bình quân của vùng năm 2022 đạt khoảng 43,6%, so với bình quân chung của cả nước là khoảng 72%; thu ngân sách còn hạn chế, cần hỗ trợ nhiều từ ngân sách Trung ương.

Trong giai đoạn 2021-2025, Trung ương giao và 14 tỉnh vùng trung du và miền núi phía bắc đã hoàn thành phân bổ tổng vốn đầu tư phát triển là 44.185,172 tỷ đồng, chiếm 44,18% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cho các địa phương trên cả nước.

Năm 2022, ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia cho vùng là 15.444,801 tỷ đồng (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển sang năm 2022), chiếm 45,36% tổng nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho toàn quốc, trong đó, vốn đầu tư phát triển là 11.284,974 tỷ đồng, vốn sự nghiệp là 4.159,827 tỷ đồng.

Về vốn địa phương, 13/14 tỉnh trong vùng (trừ Hòa Bình) đã bố trí 2.084,604 tỷ đồng vốn ngân sách địa phương để thực hiện 3 chương trình.

Năm 2023, tổng vốn ngân sách Trung ương giao cho các địa phương trong vùng là 10.874,152 tỷ đồng. Đến ngày 31/1, có 13/14 tỉnh đã hoàn thành việc phân bổ vốn, còn Tuyên Quang đang khẩn trương hoàn thành thủ tục, dự kiến giao hết vốn trong tháng 2.

Về kết quả giải ngân vốn ngân sách Trung ương, tính đến ngày 31/12/2022, các tỉnh trong vùng giải ngân đạt trên 40,54%, cao hơn so mức với bình quân chung của cả nước (37,73%), và của 5 tỉnh Tây Nguyên (34,77%).

 

 

Theo baochinhphu.vn
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top