Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Thiệu Hóa (Thanh Hóa) đã và đang khuyến khích, hỗ trợ các chủ thể xây dựng các sản phẩm tiềm năng, lợi thế của địa phương, chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ...
Thiệu Hóa là huyện nông nghiệp, trước đây người dân sản xuất nông nghiệp theo phương thức truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún, nguồn bao tiêu không ổn định nên giá trị kinh tế các sản phẩm nông nghiệp chưa cao. Ngay sau khi Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) được thực hiện, huyện Thiệu Hóa đã quan tâm, hỗ trợ các chủ thể xây dựng sản phẩm OCOP, nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Công nhân đưa bánh đa nem vào khu hấp sấy
Ông Nguyễn Việt Phương, chủ cơ sở sản xuất 2 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận 3 sao (miến gạo và bánh đa nem), cho biết: Miến gạo và bánh đa nem là 2 sản phẩm truyền thống của địa phương. Năm 2012, nhận thấy sản xuất theo phương thức thủ công, miến và bánh đa nem không đạt hiệu quả cũng như chất lượng, tôi quyết định đầu tư máy móc đưa vào sản xuất, các sản phẩm sản xuất ra chủ yếu chào bán tại các chợ và cửa hàng tạp hóa trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, các sản phẩm này vẫn chưa được đông đảo người tiêu dùng biết đến và tin tưởng sử dụng, khiến cho đầu ra gặp nhiều khó khăn.
Sản phẩm OCOP của huyện thiệu hoá trưng bài tại các hội chợ
Đến năm 2022, khi được chính quyền các cấp tuyên truyền, vận động anh tham gia “Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP” nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm truyền thống, anh Phương đã bắt tay vào đầu tư xây dựng 2 sản phẩm miến gạo và bánh đa nem đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Bước đầu bắt tay vào xây dựng, gia đình anh được tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ 95 triệu đồng/sản phẩm, UBND huyện Thiệu Hóa cũng hỗ trợ thêm 50 triệu đồng/sản phẩm. Bên cạnh đó, huyện cũng đã tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kiến thức xây dựng sản phẩm OCOP và tổ chức đưa các sản phẩm đến các khu triển lãm thương mại, hội chợ để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Đến nay, các sản phẩm của anh Phương đã xuất hiện tại các siêu thị của nhiều tỉnh thành phố.
Anh Nguyễn Việt Phương, Chủ thể cảu 2 sản phẩm đạt OCOP 3 sao.
“Từ khi đạt chứng nhận OCOP, huyện đã luôn đồng hành cùng với chúng tôi tìm và mở rộng thị trường tiêu thụ. Mới đây, huyện đã ký kết với siệu thị TheCity để bao tiêu sản phẩm của chúng tôi. Đặc biệt, huyện luôn nhắc nhở chúng tôi chú trọng đến chất lượng sản phẩm, để sản phẩm làm ra được người tiêu dùng tin tưởng” – anh Phương cho biết thêm.
Sau hơn 4 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Thiệu Hóa hiện có 22 sản phẩm được đánh giá, phân hạng, gắn sao. Trong đó có 7 sản phẩm 4 sao và 15 sản phẩm 3 sao và đang phấn đấu đến hết năm 2023 sẽ có thêm 8 sản phẩm OCOP.
Sản phẩm miến gạo và bánh đa nem được ký kết và đưa vào bán tại siêu thị
Bên cạnh việc phát triển thêm các sản phẩm OCOP. Nhằm nâng cao giá trị các sản phẩm OCOP, huyện Thiệu Hóa tiếp tục quán triệt các chủ thể luôn luôn chú trọng thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ khó tính, xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ...
Trao đổi với PV Kinh tế nông thôn, ông Trịnh Đức Hùng, Trưởng phòng nông nghiệp huyện Thiệu Hóa cho biết: Với đặc thù của huyện Thiệu Hóa là có nhiều sản phẩm truyền thống. Đây được xem là tiềm năng, lợi thế của huyện để xây dựng sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị của các sản phẩm này. Trong quá trình thực hiện, ngoài hỗ trợ kinh phí xây dựng, huyện cũng hỗ trợ các chủ thể tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài tỉnh để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Ông Hùng cũng cho biết thêm, để sản phẩm OCOP có đầu ra ổn định, tiếp cận được với những người dùng tiềm năng, huyện cũng đã kết nối các chủ thể với hệ thống siêu thị. Tuy nhiên, các sản phẩm vào hệ thống siêu thị để thu hút được người dùng ngoài bao bì, nhãn mác bắt mắt, thì chất lượng luôn được ưu tiên hàng đầu. Vì vậy, huyện luôn khuyến khích các chủ thể chú trọng đến chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà không mất đi hương vị đặc biệt của sản phẩm truyền thống.
Mới đây, ngày 15/8/2023, UBND huyện Thiệu Hoá tổ chức ký kết đưa sản phẩm OCOP và sản phẩm lợi thế của huyện Thiệu Hoá vào hệ thống siêu thị The CiTy.
Khu sấy tự động sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao
Theo đó, có 9 sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của huyện Thiệu Hoá được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị The City gồm: Dưa vàng Vạn Hà, sản phẩm OCOP 4 sao của HTX Dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, miến gạo Phương Nhàn và bánh đa nem Phương Nhàn, sản phẩm OCOP 3 sao của hộ kinh doanh Nguyễn Viết Phương, tỏi đen Suzin của hộ kinh doanh Hoàng Thị Loan, các sản phẩm Ngũ Cốc Dinh dưỡng Lạc Lạc, Ngũ cốc lợi sữa Lạc lạc, Ngũ cốc bầu Lạc Lạc, Bột ăn dặm DR. MAYA, cháo hạt Mix DR. MAYA Ngũ Cốc của công ty TNHH SECERT LIFE.
Có thể thấy, việc đưa các sản phẩm OCOP và các sản phẩm thế mạnh của huyện Thiệu Hoá vào hệ thống siêu thị The City là cơ hội để các chủ thể quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, có thêm đầu ra ổn định, nâng cao giá trị thương hiệu sản phẩm. Đồng thời, tạo chuỗi liên kết bền vững, góp phần đưa sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực và các sản phẩm thế mạnh từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, chất lượng, an toàn.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.