Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 20 tháng 4 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 17 tháng 12 năm 2022 | 10:57

Vẫn còn nhiều khó khăn trong XDNTM tại huyện Krông Bông

Là một huyện với nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ đạo, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) tại huyện Krông Bông (Đắk Lắk) ghi nhận sự nỗ lực của chính quyền và nhân dân.

Trong quá trình xây dựng NTM, huyện đã bám sát các nội dung, tiêu chí đặt ra, cụ thể hóa và phân bổ hợp lý các nguồn vốn để phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, trong lộ trình xây dựng NTM, huyện Krông Bông vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.

Nhiều nỗ lực trong công tác xây dựng NTM

Xác định xây dựng NTM là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, huyện Krông Bông đã tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc cùng với nhân dân để hoàn thành các tiêu chí, quyết tâm xây dựng NTM nhằm đưa huyện phát triển. Xây dựng NTM trở thành trách nhiệm cụ thể của mỗi cán bộ, người dân, tổ chức, đoàn thể của huyện. Huyện đã bám sát, chỉ đạo ở từng phòng, ban, đơn vị và các xã phát huy vai trò trách nhiệm trong các phần việc.

Một góc phong cảnh hữu tình tại xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông

Một góc phong cảnh hữu tình tại xã Hòa Lễ, huyện Krông Bông

Xây dựng huyện NTM là góp phần tích cực vào tiến trình thay đổi diện mạo quê hương, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân. Chính vì vậy, huyện Krông Bông đã tích cực vận động nhân dân trong huyện phối hợp với chính quyền cùng nhau chung tay xây dựng NTM lấy người dân làm chủ thể, chủ động rà soát các tiêu chí, chỉ tiêu để đề ra các giải pháp thực hiện cụ thể, hiệu quả trên địa bàn từng xã nhằm phát huy lợi thế và khắc phục những tồn tại.

Huyện ủy và UBND huyện Krông Bông đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng NTM đi đúng hướng. Nhờ sự quan tâm, sự chỉ đạo quyết liệt của các cơ quan liên quan từ tỉnh đến huyện, từ đó đã có nhiều chuyển biến tích cực trong quá trình thực hiện.

Một đoạn đường nông thôn tại xã Cư Pui

Một đoạn đường nông thôn tại xã Cư Pui

Các cơ quan chuyên môn, UBND các xã phối hợp với các tổ chức chính trị- xã hội, đoàn thể cấp huyện, xã tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với nâng cao chất lượng các cuộc vận động của các hội, đoàn thể như: Phong trào:“Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”,“Tuổi trẻ Krông Bông chung tay xây dựng nông thôn mới”, xây dựng gia đình“5 không, 3 sạch” bằng nhiều hình thức phù hợp với từng địa phương, từng khu vực dân cư.

Nhờ quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp, diện mạo huyện Krông Bông đã có nhiều thay đổi và chuyển biến tích cực. Đời sống kinh tế và tinh thần của người được nâng cao từng ngày. Kinh tế - xã hội toàn huyện đang từng bước thay đổi theo hướng phát triển bền vững, lâu dài. Huyện Krông Bông đã tận dụng hợp lý, phân bổ khoa học các nguồn vốn đầu tư của trung ương và tỉnh Đắk Lắk. Các nguồn vốn được sử dụng hiệu quả vào các công trình cụ thể trên địa bàn toàn huyện.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Mặc dù chính quyền và nhân dân rất nỗ lực trong chương trình xây dựng NTM nhưng thực tế còn rất nhiều khó khăn. Krông Bông là huyện thuộc diện đặc biệt khó khăn của tỉnh Đắk Lắk. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ rất cao (khoảng 40%). Kinh tế nông nghiệp vẫn là chủ đạo nhưng người dân vẫn sản xuất nhỏ lẽ theo truyền thống. Vì vậy, hiệu quả kinh tế chưa cao. Bên cạnh đó do đặc thù địa lý nên cũng có nhiều cản trở trong quá trình thực hiện xây dựng NTM.

Huyện K ông Bông cần thêm nguồn kinh phí để xây dựng hạ tấng giao thông

Huyện K ông Bông cần thêm nguồn kinh phí để xây dựng hạ tầng giao thông

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, ông Võ Tấn Trực – Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Krông Bông chia sẻ: “Krông Bông là một huyện nghèo đặc biệt khó khăn có xuất phát điểm thực hiện chương trình NTM thấp. Năm 2012 toàn huyện Krông Bông chỉ đạt 44/247 tiêu chí, bình quân 3,38 tiêu chí/xã. Số xã đạt cao nhất: 4/19 tiêu chí (có 02/13 xã), số xã đạt thấp nhất 02/13 tiêu chí (có 02 xã).

Hiện nay, qua hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM bình quân mỗi xã đạt 12,85 tiêu chí/xã, xã đạt cao nhất mới chỉ đạt 14/19 tiêu chí (trừ xã Hòa Sơn đã về đích), các tiêu chí đạt được là các tiêu chí dễ thực hiện không cần nhiều đến kinh phí. Đối với các tiêu chí còn lại đa phần là cần nhu cầu nguồn lực lớn, tuy nhiên điều kiện kinh tế của huyện còn nhiều khó khăn, nguồn ngân sách địa phương hạn chế. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ chương trình bố trí ít so với nhu cầu thực tế vì vậy tiến độ thực hiện các tiêu chí vẫn còn đạt thấp so với kế hoạch đề ra. Biến động giá đất thị trường ảnh hưởng đến việc thu hồi đất quy hoạch để thực hiện đầu tư các tiêu chí liên quan đến cơ sở hạ tầng như nhà văn hoá, trường học…”.

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, ông Võ Tấn Trực - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Krông Bông (bên trái) cho rằng huyện vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong chương trình xây dựng NTM

Trao đổi với phóng viên Kinh tế nông thôn, ông Võ Tấn Trực - Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Krông Bông (bên trái) cho rằng huyện vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong chương trình xây dựng NTM.

Tính đến 9 tháng đầu năm 2022, dù rất nỗ lực của chính quyền và nhân dân nhưng các tiêu chí đạt được vẫn còn thấp do đặc thù của huyện vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trên toàn huyện vẫn ở mức rất cao (khoảng 48%). Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ lớn (khoảng 40%) cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình xây dựng NTM. Các hộ dân vẫn canh tác, sản xuất theo truyền thống, chưa tích cực áp dụng khoa học, công nghệ nên hiệu quả chưa cao, vẫn còn tình trạng các hộ dân ỷ lại vào các chính sách của nhà nước.

Hòa Sơn là xã đạt chuẩn NTM đầu tiên của huyện Krông Bông

Hòa Sơn là xã đạt chuẩn NTM đầu tiên của huyện Krông Bông

Trong 13 xã của huyện, chỉ có xã Hòa Sơn đã về đích NTM, các xã còn lại vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện các tiêu chí do nguồn kinh phí hạn chế. Hiện nay chỉ có 5 tiêu chí gồm: Thông tin và truyền thông, lao động, giáo dục và đào tạo, y tế, quốc phòng và an ninh đã đạt được trên địa bàn 13 xã, các tiêu chí còn lại vẫn đạt tỷ lệ chưa cao.

Do đặc thù là huyện đặc biệt khó khăn đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chưa mặn mà đầu, doanh nghiệp đóng trên địa bàn ít, đa phần là doanh nghiệp nhỏ vì vậy việc huy động nguồn lực từ nhân dân và doanh nghiệp trong việc chung tay xây dựng nông thôn mới có nhiều hạn chế. Hơn nữa, do diễn biến dịch bệnh kéo dài, giá cả thị trường biến động ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như đời sống kinh tế và thu nhập của người dân.

Huyện Krông Bông có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp

Huyện Krông Bông có tiềm năng phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp

Xây dựng NTM tại huyện Krông Bông là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội phát triển theo hướng bền vững và lâu dài. Tuy nhiên với quá nhiều khó khăn do đặc thù nên rất cần sự đầu tư, chung tay của nhà nước và tỉnh Đắk Lắk. Cần đầu tư thêm kinh phí, các nguồn vốn để xây dựng NTM tại huyện Krông Bông được đẩy nhanh và hiệu quả. Đó là việc rất cần thiết bởi xây dựng NTM ở một huyện đặc biệt khó khăn như Krông Bông sẽ gặp quá nhiều trở ngại nếu thiếu kinh phí.

Bên cạnh đó, cần kêu gọi các doanh nghiệp tích cực đầu tư, nhất là trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp vì huyện Krông Bông có nhiều điều kiện thuận lợi. Đó là tiền đề để người dân thay đổi tư duy trong sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, vừa tận dụng được nguồn lao động tại chỗ và phát huy được lợi thế từ điều kiện tự nhiên của huyện Krông Bông.

 

 

Minh Cường
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top