XDNTM là chủ trương lớn, trọng tâm của Đảng và Nhà nước. Nhận thức được trách nhiệm của mình, những năm qua, Agribank luôn ưu tiên dành nguồn vốn lớn để triển khai có hiệu quả nhiều chương trình tín dụng trọng điểm, các chương trình tín dụng chính sách phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Riêng Chương trình XDNTM, sau 5 năm (2011-2015), Agribank đã triển khai tại 9.000 xã với trên 2,5 triệu khách hàng, dư nợ đạt 280.000 tỷ đồng.
Sau 5 năm thực hiện chủ trương XDNTM của Đảng, Nhà nước, Agribank đã triển khai tại 9.000 xã với trên 2,5 triệu khách hàng, dư nợ đạt 280.000 tỷ đồng.
Đồng hành XDNTM
Mới đây, 10 xã của huyện Thống Nhất (Đồng Nai) đã hoàn thành các tiêu chí NTM và Thống Nhất được Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn NTM. Thành công này có sự góp sức không nhỏ của Agribank Thống Nhất.
Với phương châm lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu kinh doanh, những năm qua, vốn tín dụng của Agribank Thống Nhất đã từng bước chuyển hướng mạnh vào các lĩnh vực như cho vay phát triển các loại hình kinh tế: trang trại, cải tạo vườn tạp, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi… Sau 5 năm thực hiện, doanh số cho vay đạt 2.501.468 triệu đồng, với 19.972 món, tỷ trọng dư nợ trong lĩnh vực này đạt 36,58%.
Ông Nguyễn Bá Thành, Giám đốc Agribank Thống Nhất, cho biết, hoạt động tín dụng ngân hàng đã tạo điều kiện cho các hộ sản xuất biết kết hợp hài hòa giữa các yếu tố lao động, đất đai; thúc đẩy cạnh tranh trong sản xuất, từ đó tạo thu nhập chính đáng cho người dân.
Nguồn vốn tín dụng của Agribank Thống Nhất đã khẳng định vai trò của nguồn vốn tín dụng đối với đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong đó, thành tích đáng ghi nhận nhất của Agribank Thống Nhất là góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện thuần nông kém phát triển.
Tập trung vốn cho nông nghiệp, nông thôn
Từ năm 2010 đến nay, ông Vũ Văn Đước, thôn Đại Đồng, xã Ngọc Hội (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) tập trung phát triển chăn nuôi lợn, gà với số lượng 100 - 200 con lợn/lứa và 300 - 500 con gà/năm. Ông Đước muốn mở rộng quy mô nhưng thiếu vốn. Được cán bộ tín dụng của Agribank Chiêm Hóa tư vấn, ông làm các thủ tục vay 300 triệu đồng sửa sang hệ thống chuồng trại, đầu tư mua cám, mở rộng quy mô chăn nuôi… Nhờ có nguồn vốn của ngân hàng, gia đình ông đầu tư hiệu quả vào chăn nuôi, hiện đang nuôi 16 con lợn nái và hơn 100 con lợn thịt.
Bà Nguyễn Thị Phượng, Giám đốc Agribank Chiêm Hóa, cho biết, thời gian qua, Agribank Chiêm Hóa chú trọng củng cố, phát triển mạng lưới hoạt động tín dụng, thực hiện nhiệm vụ huy động vốn, đầu tư cho vay phục vụ các chương trình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Trong đó, đơn vị đặc biệt chú trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, tạo điều kiện trực tiếp cho người dân trên địa bàn về nguồn vốn phát triển kinh tế, mở rộng sản xuất kinh doanh. “Hiện, nhu cầu vốn để đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi của nông dân rất lớn, chúng tôi sẽ cố gắng đáp ứng để bà con có thêm nguồn vốn phát triển sản xuất kinh doanh”, bà Phượng nói.
Từ yêu cầu đó, Agribank Chiêm Hóa đã chủ động huy động các nguồn vốn trong dân cư, đồng thời phối hợp với các đoàn thể địa phương mở rộng đối tượng tiếp cận và thẩm định các dự án cho vay để thực hiện giải ngân có hiệu quả; đẩy mạnh đầu tư lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn theo các chương trình, chính sách của tỉnh.
Nhờ nguồn vốn này, người dân trên địa bàn huyện đã đầu tư phát triển chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng các mô hình kinh tế trang trại, gia trại theo hướng hàng hóa. Cũng từ đây, xuất hiện nhiều hộ làm kinh tế giỏi, góp phần hình thành các vùng sản xuất nông sản đặc sản như lạc, chuối Kim Bình… Qua đó, giúp các hộ gia đình, nhất là hộ nghèo, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống, đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Vững chắc sứ mệnh “tam nông”
Trong giai đoạn 2016 - 2020, Agribank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, tiếp tục khẳng định và nâng cao vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng nông nghiệp, nông thôn, cung cấp sản phẩm, dịch vụ đa dạng, giữ vững vị thế ngân hàng thương mại - định chế tài chính lớn nhất Việt Nam, tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế đất nước.
Tính đến cuối tháng 7/2016, tổng tài sản của Agribank đã đạt 980.000 tỷ đồng, tổng nguồn vốn 890.000 tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng trên 700.000 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 70%. Với 40.000 cán bộ nhân viên và mạng lưới gần 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trải rộng khắp toàn quốc, Agribank tiếp tục khẳng định là ngân hàng thương mại có tổng tài sản, nguồn vốn, dư nợ, nguồn nhân lực và quy mô hoạt động lớn nhất tại Việt Nam, là đối tác tin cậy của trên 30.000 doanh nghiệp và gần 11 triệu hộ sản xuất, được The Banker bình chọn đứng thứ 446/1.000 ngân hàng lớn nhất thế giới.
Hoàng Văn
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.