Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024  
Thứ ba, ngày 28 tháng 2 năm 2017 | 1:0

Ba Chẽ: Kinh tế lâm nghiệp là mũi nhọn

Là 1 trong 2 huyện nghèo nhất Quảng Ninh, trong 7 xã, 1 thị trấn thì có tới 5 xã thuộc Chương trình 135, giao thông không thuận lợi nên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Ba Chẽ gặp khá nhiều khó khăn.

Tuy vậy, theo ông Nguyễn Công Quyền, Phó chủ tịch Thường trực UBND huyện, nhờ sự đồng thuận của các cấp chính quyền và người dân, Ba Chẽ đã đạt được nhiều thành tựu, nhất là trong XDNTM.

Bà Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy thăm mô hình trồng thanh long của gia đình ông Đinh Văn Tần, thôn Nam Hả Ngoài, xã Nam Sơn. Ảnh: tư  liệu.

Xin ông cho biết một số kết quả trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện năm qua?

Vượt qua những khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo phòng ngừa, khắc phục ảnh hưởng của diễn biến thời tiết, thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất nông nghiệp. Tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt 2.148,5ha, sản lượng 6.320,6 tấn.

Chăn nuôi trên địa bàn phát triển ổn định, từng bước chuyển dịch theo hướng chăn nuôi quy mô lớn (trang trại, gia trại). Đến nay, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước đạt 1.766,4 tấn.

Xác định lâm nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo, chúng tôi chỉ đạo trồng rừng tập trung được 3.465,7ha, đạt 108,3% kế hoạch. Tỷ lệ độ che phủ rừng trên địa bàn đến nay ước đạt 70%.

Lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tiếp tục tăng trưởng khá, đạt giá trị 81.972 triệu đồng. Trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, huyện đã chỉ đạo các ngành thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động, kinh doanh, xử lý kịp thời tình trạng bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Bên cạnh đẩy mạnh phát triển kinh tế, các vấn đề văn hóa - xã hội cũng được chúng tôi quan tâm. Chất lượng giáo dục được nâng lên, tỷ lệ học sinh khá - giỏi các bậc học tăng so với năm học trước. Toàn huyện hiện có 14/21 trường đạt chuẩn quốc gia. Ngành y tế tiếp tục chỉ đạo tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh Zika, cúm A/H5N1, dịch MERS-COV, sốt xuất huyết, dịch tay chân miệng..., do vậy tình hình dịch bệnh trên địa bàn trong năm 2016 được kiểm soát tốt.

XDNTM là nhiệm vụ quan trọng. Đến nay, Ba Chẽ đã đạt được những thành quả gì, thưa ông?

Trong năm qua, chúng tôi tập trung chỉ đạo triển khai 27 dự án phát triển sản xuất, tổng kinh phí thực hiện 7.347,56 triệu đồng. Giải ngân vốn NTM năm 2015 đạt 100% kế hoạch (16.270 triệu đồng). Tính đến hết năm 2016, huyện đã giải ngân được 9.721,37 triệu đồng, đạt 55,21% kế hoạch.

Về triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), huyện đã xây dựng Trung tâm OCOP đi vào hoạt động từ tháng 5/2016. Quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX quảng bá, xúc tiến thương mại thông qua tham gia  Hội chợ OCOP Quảng Ninh lần thứ 2, thứ 3... Đánh giá xếp hạng 9 sản phẩm OCOP huyện, tham gia cuộc thi đánh giá sản phẩm cấp tỉnh; kết quả có sản phẩm Trà hoa vàng của Công ty CP Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh được hội thi cấp tỉnh đánh giá đạt 4 sao. Xác lập quyền bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho 3 sản phẩm: Măng mai, mật ong rừng, nấm lim xanh; đang triển khai bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận cho ba kích tím Ba Chẽ.

Tính đến hết năm 2016, xã Lương Mông đạt 17 tiêu chí, 36 chỉ tiêu; xã Minh Cầm 15 tiêu chí, 34 chỉ tiêu; các xã còn lại đạt từ 11-14 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 10 tiêu chí.

Năm 2017, Ba Chẽ sẽ ưu tiên cho nhiệm vụ gì, đâu là giải pháp thực hiện, thưa ông?

Trên cơ sở những kết quả đạt được của năm 2016, năm 2017, chúng tôi phấn đấu duy trì ổn định phát triển kinh tế - xã hội. Kết hợp hài hoà giữa đầu tư phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục, đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững.

Phát triển vùng sản xuất tập trung: Ba kích tím, nấm Linh Chi, trà hoa vàng, thanh long, mía tím, măng mai, trồng dược liệu... theo quy hoạch đã được phê duyệt; duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP.

Lấy phát triển kinh tế lâm nghiệp là mũi nhọn, quan tâm chú trọng tới trồng rừng cây gỗ lớn kết hợp trồng dược liệu để tăng hệ số quay vòng của đất...

Triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình 135; XDNTM. Các công trình, dự án đầu tư đều phải lấy ý kiến nhân dân, để nhân dân bàn và quyết định; các cơ quan chức nang phải nghiên cứu, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các dự án, công trình, mô hình sản xuất phục vụ người dân. Phấn đấu hết năm 2017, xã Lương Mông cán đích NTM.

Ba Chẽ là huyện nghèo (tỷ lệ hộ nghèo lên đến 25,89%) nên trong quá trình phát triển rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các cấp chính quyền, ngành chức năng và doanh nghiệp để chúng tôi có thể khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế.

Xin chân thành cảm ơn ông!

T.Nghĩa - K. Thủy (thực hiện)

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top