Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 22 tháng 5 năm 2019 | 23:53

Ba tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện dịch tả lợn châu Phi

Tính đến ngày 22/5, Vĩnh Long là địa phương thứ 3 ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.

ơ-quan-chức-năng-xử-lý-các-ổ-dịch-tả-lợn.jpg
Cơ quan chức năng tiến hành tiêu hủy lợn bị dịch
 

Ngày 22/5, Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long cho biết, trên địa bàn tỉnh này vừa phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi.

Theo đó, ngày 20/5, hộ ông Phạm Nhựt Cường ở khóm 1, phường 8 (TP.Vĩnh Long) phát hiện ổ dịch với tổng 22 con lợn bị nhiễm bệnh. Đến tối 21/5, ngành chức năng tiếp tục phát hiện thêm 1 ổ dịch khác ở khóm 6, phường 5 (TP.Vĩnh Long).

Ngay sau khi xuất hiện dịch, ngành chức năng tỉnh Long An đã tiêu hủy hơn 100 con lợn nhiễm bệnh, thành lập các chốt kiểm dịch ra vào ổ dịch. Đồng thời, tiến hành tiêu độc, khử trùng môi trường xung quanh, vận động người dân thực hiện 5 không trong công tác phòng chống dịch.

Trước đó, An Giang là địa phương thứ hai ở ĐBSCL xuất hiện dịch tả lợn châu Phi.

Đàn lợn 52 con ở thành phố Long Xuyên (tỉnh An Giang) phát hiện bị dịch tả lợn châu Phi. Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã cho tiêu hủy toàn bộ số lợn mắc bệnh. Đồng thời, địa phương cũng đã lập chốt chặn ở hai đầu ổ dịch; khoanh vùng ổ dịch trong phạm vi bán kính 3km để thực hiện các giải pháp theo dõi, giám sát đàn heo để lấy mẫu khi có nghi ngờ; vệ sinh tiêu độc khử trùng toàn bộ vùng có nguy cơ bùng phát dịch…

Tại tỉnh Hậu Giang, vào đầu tháng 4/2019, cũng đã phùng phát ổ dịch tả lợn châu Phi, đây là địa phương đầu tiên ở ĐBSCL xuất hiện dịch tả châu Phi.

 

Trà Vinh: Người trồng mía lỗ, nhiều diện tích không tái vụ

Vụ thu hoạch mía năm 2018 – 2019, người trồng mía ở tỉnh Trà Vinh tiếp tục bị thua lỗ do giá bán, năng suất và chữ đường đều giảm.

Cụ thể, Công ty cổ phần Mía đường Trà Vinh chỉ thu mua với giá 800 đồng/kg đối với mía đạt 10 chữ đường, giảm khoảng 100 đồng/kg so với niên vụ trước.

nông-dân-huyện-trà-cú-thu-hoạch-mía-niên-vụ-2018-2019-bao-tin-tuc.jpg
Nông dân huyện Trà Cú thu hoạch mía niên vụ 2018-2019 (ảnh Báo Tin tức) 

Đặc biệt, năng suất mía chỉ đạt khoảng 80-85 tấn/ha, giảm 15-20 tấn/ha so với những vụ trước, chất lượng mía cũng giảm đáng kể. Nhiều người trồng mía ở huyện Trà Cú cho biết, họ lỗ khoảng 40 triệu đồng/ha.

Niên vụ mía 2018 - 2019, tỉnh Trà Vinh  trồng hơn 4.500 ha, giảm 1.000 so với niên vụ trước. Trong đó, diện tích hàng năm của huyện Trà Cú đạt hơn 4.000 ha/vụ nhưng niên vụ mía này chỉ còn 3.500 ha, giảm khoảng 600 ha so với niên vụ trước.

Do trồng mía thu lỗ nên vụ sản xuất mía 2019-2020, nông dân huyện Trà Cú chỉ mới xuống giống được hơn 1.900 ha, giảm 800 ha so với thời điểm này năm trước.

Theo ông Lê Hồng Phúc, Chủ tịch UBND huyện Trà Cú, niên vụ mía 2018-2019, nông dân xuống giống hơn 3.500 ha, giảm khoảng 600 ha so với niên vụ trước. Dự kiến niên vụ 2019-2020, diện tích vùng mía nguyên liệu huyện Trà Cú tiếp tục giảm khoảng 800 ha.

Cũng theo ông Phúc, chủ trương của huyện là không để người dân bỏ đất hoang mà vận động nông dân chuyển đổi sang các loại cây trồng khác hoặc đào ao nuôi thuỷ sản theo định hướng quy hoạch của huyện, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương.

Tuy nhiên, việc người dân chuyển đổi cơ cấu sản xuất tự phát sẽ phá vỡ quy hoạch; trong khi hạ tầng điện, thủy lợi ở địa phương chưa được đầu tư đồng bộ nên không đáp ứng được việc chuyển đổi của người dân.

 

 

Hoàng Văn (tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hào hứng xem đua vỏ lãi ở cửa biển Sông Đốc

    Hàng ngàn người đổ về thị trấn Sông Đốc (Trần Văn Thời - Cà Mau) để xem cuộc đua vỏ lãi kỳ thú. Thị trấn ven biển này cũng là nơi 70 năm trước diễn ra sự kiện tập kết ra Bắc lịch sử.

  • Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Dòng chảy tri thức - Hành trình tri thức không thể thiếu vắng hình bóng “Người lái đò”

    Hòa cùng không khí cả nước, chào mừng 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/1982 - 20/11/2024, tri ân sự đóng góp, hy sinh của thầy, cô giáo - những “Người lái đò” thầm lặng, đưa nhiều thế hệ học trò đến với bến bờ tri thức.

  • Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Thắp sáng ước mơ cho các em học sinh Làng Nủ

    Trong tiết trời se lạnh đầu đông, nhưng ở trong Trường TH&THCS số 1 Phúc Khánh (Bảo Yên - Lào Cai), không khí ấm áp và rộn ràng đang tràn ngập nơi đây. Những ngày tháng gian khó sau bão số 3 đã ở lại phía sau, nhường chỗ cho niềm vui và nụ cười rạng rỡ của các em học sinh. Bằng sự tận tụy, ân cần của thầy cô, nhà trường đã trở thành mái nhà thứ hai, nơi tràn đầy tình yêu thương và hy vọng.

Top