Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 14 tháng 5 năm 2024  
Thứ hai, ngày 11 tháng 7 năm 2022 | 14:46

Bắc Giang đứng đầu cả nước về tăng trưởng GRDP

Đó là thông tin được công bố tại kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra ngày 11/7.

Báo cáo tại kỳ họp, ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, 6 tháng đầu năm 2022 KT-XH của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì đà phục hồi mạnh mẽ và bền vững; tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) quý I đạt 15,1%, quý II đạt 36,2%, tính chung 6 tháng đầu năm đạt 24,03%, cao nhất từ trước đến nay và đứng đầu cả nước.

Trong đó, ngành công nghiệp - xây dựng tăng 35,54% (công nghiệp tăng 37,38%, xây dựng tăng 20,14%); dịch vụ tăng 7,85%; nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 2,71%; thuế sản phẩm tăng 6,55%. Công nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò là động lực tăng trưởng chính, đóng góp 20,56 điểm phần trăm vào tăng trưởng chung; tiếp đến dịch vụ với 1,54 điểm phần trăm; xây dựng 1,33 điểm phần trăm; nông, lâm nghiệp và thủy sản 0,44 điểm phần trăm; thuế sản phẩm 0,17 điểm phần trăm.

 

 Toàn cảnh phiên khai mạc kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.

 

Quy mô GRDP đạt 71.261,1 tỷ đồng, bằng 46,9% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, trong đó ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 60,0%, tăng 7,4% so với cùng kỳ (công nghiệp chiếm 53,2%, tăng 7,1%; xây dựng chiếm 6,8%, tăng 0,3%); dịch vụ chiếm 21,4%, giảm 2,3%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 16,5%, giảm 4,7%; thuế sản phẩm chiếm 2,1%, giảm 0,3%.

Hạ tầng các KCN, CCN, hạ tầng giao thông kết nối và các hạ tầng phụ trợ khác được quan tâm đầu tư đã khích lệ các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. UBND tỉnh đã chỉ đạo đẩy nhanh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, thu hút đầu tư đối với 07/08 KCN, 21/45 CCN đã được chấp thuận chủ trương đầu tư.

Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 37,4%; quy mô giá trị sản xuất toàn ngành đạt 190.520 tỷ đồng, bằng 52,0% kế hoạch. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức tăng 39,5%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước tăng 5,4%. Sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh (không tính các KCN) tại các huyện, thành phố cũng tiếp tục tăng trưởng tốt; 10/10 huyện, thành phố đều có tăng trưởng. Hầu hết các địa phương đều đạt mức tăng trưởng trên 20%, trong đó một số địa phương có mức tăng cao như: Lạng Giang tăng 68,6%, Yên Thế 49,5%, Việt Yên 48,2%, Yên Dũng 46,6%.

Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản những tháng đầu năm trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là giá phân bón tăng cao, tiêu thụ nông sản gặp nhiều rào cản. Tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo tập trung thực hiện hiệu quả các đề án, dự án, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả; hình thành các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, các hàng hóa chủ lực; tăng cường phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; xây dựng các phương án, kịch bản chỉ đạo sản xuất, tiêu thụ nông sản thích ứng linh hoạt.

Do vậy, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tiếp tục duy trì tăng trưởng. Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 2,7%, trong đó, ngành thủy sản tăng 5,0%, nông nghiệp tăng 2,9%, lâm nghiệp giảm 1,9%. Quy mô giá trị sản xuất toàn đạt 19.935 tỷ đồng, bằng 50,9% kế hoạch.

Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả khá; nổi bật là huyện Hiệp Hòa đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

 

 Ông Mai Sơn, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm 2022.

 

Ngành dịch vụ đã nhanh chóng phục hồi, hầu hết các ngành đều có tăng trưởng. Giá trị sản xuất toàn ngành dịch vụ tăng 7,8% so với cùng kỳ.

Tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh 6 tháng đạt 9.983,3 tỷ đồng, bằng 70,1% dự toán, tăng 30,9% so cùng kỳ. 10/10 huyện thu đạt trên 50% dự toán; hầu hết các chỉ tiêu, khu vực thu đạt trên 50% dự toán. Chi ngân sách địa phương 6 tháng đầu năm cơ bản theo dự toán được giao, đáp ứng kịp thời nhu cầu, đảm bảo an sinh xã hội, chi đầu tư phát triển được đặc biệt quan tâm. Tổng chi ngân sách địa phương đạt 11.193,1 tỷ đồng, bằng 53,0% dự toán năm, tăng 44,1% so cùng kỳ.

Dù gặp nhiều khó khăn song kết quả thu hút đầu tư vẫn đạt kết quả khá tích cực, đặc biệt là các dự án điều chỉnh tăng vốn. Tính đến hết ngày 30/6/2022, toàn tỉnh đã thu hút được 728,7 triệu USD tổng vốn đầu tư quy đổi (chưa bao gồm các dự án khu đô thị, khu nhà ở), bằng gần 96% so với cùng kỳ. Trong đó, cấp mới 19 dự án đầu tư trong nước với số vốn đăng ký đạt 4.844 tỷ đồng, gấp 3,27 lần cùng kỳ; 15 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với số vốn đăng ký đạt 258,5 triệu USD, bằng 42,2% cùng kỳ; điều chỉnh tăng vốn cho 9 dự án đầu tư trong nước với số vốn bổ sung đạt 107 tỷ đồng; 21 dự án FDI điều chỉnh tăng vốn với số vốn đăng ký bổ sung đạt 255 triệu USD, gấp 3,2 lần cùng kỳ. Toàn tỉnh có 840 doanh nghiệp và 82 chi nhánh, văn phòng đại diện thành lập mới, tăng 35% so cùng kỳ; tổng vốn đăng ký là 16.736 tỷ đồng giảm 6%.

Kỳ họp thứ 7 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 dự kiến diễn ra trong 2 ngày (11 và 12/7/2022).

 

 

Hoàng Văn
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top