Tỉnh Bắc Giang vừa có Công văn yêu cầu các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, TP tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết của HĐND tỉnh về hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Để phát huy tiềm năng lợi thế về sản xuất nông nghiệp của tỉnh, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn và triển khai hiệu quả Nghị quyết số 44/2020/NQ-HĐND ngày 09/12/2020 của HĐND tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025 (Nghị quyết).
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT tập trung tuyên truyền công khai chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND các huyện, thành phố tham mưu xây dựng Kế hoạch thực hiện Nghị quyết.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư ban hành văn bản hướng dẫn liên ngành về trình tự thủ tục đăng ký tham gia thực hiện dự án liên kết hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết. Hồ sơ thủ tục thanh quyết toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh theo Nghị quyết của HĐND tỉnh.
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài Chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn hỗ trợ thực hiện dự án, kế hoạch hỗ trợ liên kết theo quy định.
UBND huyện, thành phố tổ chức thông tin, tuyên truyền về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo Nghị quyết đến các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn biết để chủ động nghiên cứu, xây dựng các dự án liên kết hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết. Lựa chọn các mô hình, dự án theo thứ tự ưu tiên gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp xây dựng kế hoạch trình Chủ tịch UBND tỉnh.
Nghị quyết số 44/2020/NQ-HĐND ngày 9/12/2020 của HĐND tỉnh Bắc Giang quy định, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Ngân sách tỉnh sẽ hỗ trợ giống, vật tư các dự án liên kết sản xuất nông nghiệp tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua dịch vụ tập trung của hợp tác xã hoăc chủ trì liên kết.
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết, nhưng không quá 200 triệu đồng, bao gồm: tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường.
Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc, trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tổng kinh phí hỗ trợ không quá 5.000 triệu đồng/dự án liên kết được cấp có thẩm quyền phệ duyệt.
Hỗ trợ 50% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu như: Phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, vắc xin, chế phẩm sinh học… nhưng không quá 1.000 triệu đồng/dự án hoặc kế hoạch liên kết.
Hỗ trợ 50% chi phí thiết kế và sản xuất bao bì, nhãn mác sản phẩm, nhưng không quá 200 triệu đồng/sản phẩm (đối với hỗ trợ lần đầu); Hỗ trợ 25% chi phí nâng cấp mẫu mã bao bì, nhãn mác và sản xuất bao bì, nhãn mác sản phẩm, nhưng không quá 100 triệu đồng/sản phẩm (đổi với hỗ trợ lần 2).
Hỗ trợ 50% chi phí xây dựng nhãn hiệu, nhưng không quá 20 triệu đồng/nhãn hiệu. Hỗ trợ 50% chi phí tem truy xuất nguôn gốc sản phẩm, nhưng không quá 20 triệu đồng/sản phẩm.
Hỗ trợ 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi. Tổng mức hỗ trợ không quá 500 triệu đồng/dự án hoặc kế hoạch liên kết.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.