Tại kỳ họp thứ 12 HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XVIII, nhiệm kỳ 2016 - 2021 diễn ra ngày 8/12, UBND tỉnh Bắc Giang đã thẳng thắn chỉ ra một số số tồn tại, hạn chế trong phát triển KT-XH năm 2020.
Tốc độ tăng trưởng đứng đầu toàn quốc
Tại kỳ hợp ông Lê Ánh Dương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh trình bày báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2020; mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm 2021.
Theo ông Ánh, trong điều kiện khó khăn, tỉnh Bắc Giang vẫn là một trong những điểm sáng về tăng trưởng và phục hồi kinh tế, tốc độ tăng trưởng cả năm đứng đầu toàn quốc, ước đạt 13,02%. Năng suất lao động xã hội tăng 9,9%, ước đạt gần 110 triệu đồng. GRDP bình quân đầu người đạt 2.900 USD. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch từ lĩnh vực dịch vụ sang các lĩnh vực khác; tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 2,2% lên 58,3%; nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,2% lên 17,5%; dịch vụ giảm 3,2% xuống còn 24,2%.
Toàn cảnh kỳ họp.
Chỉ số sản xuất công nghiệp cả năm tăng 19,4% so với năm 2019. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 20,2%, ước đạt 266.040 tỷ đồng, bằng 96,7% kế hoạch. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 6,7%, ước đạt 36.500 tỷ đồng, vượt 9,8% kế hoạch. Giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp cao hơn bình quân chung cả nước, đạt 120 triệu đồng, vượt 9,1% kế hoạch.
Ước đến ngày 31/12/2020, toàn tỉnh có 124 xã đạt chuẩn, chiếm tỷ lệ 67,4% đạt 100% kế hoạch. Đã có thêm huyện Tân Yên đã được công nhận đạt chuẩn huyện nông thôn mới.
Trong bối cảnh khó khăn song thu ngân sách nhà nước vẫn vượt dư toán năm. Tổng thu ước đạt trên 10.584 tỷ đồng, bằng 103,8% dự toán; trong đó, thu xuất nhập khẩu 1.095 tỷ đồng, bằng 82,4% dự toán, thu ngân sách nội địa gần 9.490 tỷ đồng, vượt 7% dự toán. Có 14/16 khoản thu nội địa vượt dự toán, riêng thu từ đất đạt 4.520 tỷ đồng, vượt 13%. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội cả năm ước đạt 59.610 tỷ đồng, tăng 12,2%, bằng 91,9% kế hoạch.
7 chỉ tiêu chưa hoàn thành kế hoạch
Ông Ánh cho biết, bên cạnh những kết quả đạt được, trong phát triển KT-XH năm 2020 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Dịch Covid-19 cùng với thời tiết diến biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt KT-XH của tỉnh. Có 07/17 chỉ tiêu chủ yếu không hoàn thành kế hoạch.
Hầu hết các ngành sản xuất quan trọng tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ, đặc biệt là các ngành công nghiệp và dịch vụ. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn, số lượng các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp còn hạn chế. Môi trường đầu tư được cải thiện song còn chậm. Hạ tầng KCN sẵn sàng thu hút đầu tư thiếu.
Hệ thống khách sạn, nhà hàng, các cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác bồi thường, GPMB chưa có nhiều chuyển biến. Quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản tại một số địa phương còn thiếu chặt chẽ; tình trạng vi phạm lấn chiếm đất đai, chuyển nhượng đất, khai thác đất san lấp mặt bằng trái phép, sai phép... còn diễn ra.
Ông Lê Ánh Dương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang trình bày báo cáo tại kỳ họp.
Số học sinh/lớp ở một số địa phương, đơn vị còn cao. Nguy cơ tái bùng phát dịch Covid-19 vẫn còn rất lớn. Tình trạng thiếu hụt nhân lực y tế có năng lực chuyên môn cao ở tuyến huyện vẫn chưa khắc phục được. Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở tuyến huyện, xã còn gặp khó khăn. Chất lượng lao động chưa cao, lao động tay nghề cao còn thiếu. Việc giải quyết việc làm cho lao động trên 45 tuổi và tuyển sinh, đào tạo nghề gặp nhiều khó khăn.
Quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực ở chính quyền cấp xã chưa tốt. Công tác bố trí, sắp xếp cán bộ dôi dư và giải quyết các vấn đề sau sát nhập xã ở một số địa phương còn nhiều khó khăn. Kỷ luật, kỷ cương hành chính đã có chuyển biến, song ở một số địa phương chưa rõ nét. Tiến độ và chất lượng giải quyết KNTC thuộc thẩm quyền cấp huyện chưa đảm bảo. Tình trạng xe khách dừng đón trả khách trái phép, nhất là ở các gầm cầu vượt trên đường cao tốc chậm được khắc phục. Cháy, nổ vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, số vụ cháy tăng so với cùng kỳ...
Ông Ánh cho biết, năm 2021, tỉnh đặt ra mục tiêu là củng cố, đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế trên cơ sở kiểm soát tốt dịch Covid-19. Tạo chuyển biến rõ nét trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nguồn vốn đầu tư chất lượng. Phát triển cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng KCN, CCN, giao thông và đô thị theo hướng hiện đại, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.
Phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng quản lý tài nguyên, khoáng sản; giải quyết tốt các vấn đề về môi trường. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực; tạo chuyển biến mạnh mẽ và thực chất hơn trong cải cách hành chính.
Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường công tác quốc phòng, an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi, an toàn cho phát triển. Phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, tạo đà vững chắc cho thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025.
Để thực hiện mục tiêu trên, UBND tỉnh đề ra 18 chỉ tiêu KT-XH và 10 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép”, vừa củng cố, phục hồi và phát triển kinh tế, vừa sẵn sàng phòng chống dịch; coi việc bảo đảm an toàn với dịch bệnh là cơ sở để phát triển KT-XH.
Khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể từng ngành
Phát biểu tại kỳ họp bà Ngụy Kim Phương, Trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Bắc Giang đề nghị, UBND tỉnh tiếp tục làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đảm bảo thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa củng cố quá trình phục hồi kinh tế.
Tập trung xây dựng các chính sách, chương trình, đề án để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Xây dựng kế hoạch, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai có hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư trên cơ sở quy hoạch; tập trung huy động mọi nguồn lực thực hiện quy hoạch.
Tiếp tục thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình phát triển, nâng cao chất lượng tăng trưởng, thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất, dịch vụ, triển khai có hiệu quả các khâu đột phá phát triển KT- XH, thực hiện tái cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế số,...
Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh và đổi mới, nâng cao chất lượng thu hút đầu tư. Xây dựng danh mục các dự án hạn chế thu hút đầu tư, sớm ban hành bộ tiêu chí để lựa chọn, thu hút các dự án đầu tư nhằm khai thác tối đa lợi thế của địa phương.
Tập trung tháo gỡ khó khăn trong giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông, đô thị và hạ tầng khu, cụm công nghiệp.
Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, quy trình sản xuất tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Tập trung chỉ đạo các biện pháp thực hiện dự toán thu ngân sách; khai thác tăng thu, tăng cường thanh tra, kiểm tra, chống thất thu. Kiểm soát chặt chẽ chi ngân sách nhà nước theo dự toán; sử dụng kinh phí chi thường xuyên tiết kiệm, hiệu quả.
Năm 2021 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, kế hoạch phát triển KT - XH giai đoạn 2021- 2025, Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành khẩn trương xây dựng kế hoạch cụ thể của từng ngành để kịp thời triển khai thực hiện; rà soát lại các nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh đã ban hành trong nhiệm kỳ vừa qua, đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực của từng chính sách để kịp thời tham mưu trình HĐND tỉnh sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với sự phát triến KT - XH của tỉnh trong thời gian tới.
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.