Trước tình hình hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra ngày càng nghiêm trọng, việc tìm ra mô hình canh tác có hiệu quả và thích nghi với điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay càng trở nên cấp thiết.
Trong các mô hình sản xuất có hiệu quả tại huyện Hồng Dân (Bạc Liêu) thì mô hình luân canh tôm sú - lúa xen tôm càng xanh của ông Nguyễn Công Danh (ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Lộc) cho thấy tính hiệu quả cao, ổn định và bền vững.
Kinh nghiệp luân canh tôm - lúa
Ông Danh cho biết, khi mới chuyển đổi từ trồng lúa kém hiệu quả sang thực hiện mô hình tôm – lúa, gia đình ông cũng như bao hộ dân quanh vùng gặp nhiều khó khăn về chất lượng con giống, giá cả bấp bênh, bệnh dịch liên tiếp… Tuy nhiên, sự hỗ trợ của các ngành chức năng trong đầu tư xây dựng nạo vét hệ thống thủy lợi nội đồng, nghiên cứu điều tiết nước, bố trí lịch thời vụ sản xuất hợp lý, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình tôm - lúa hiệu quả, phối hợp với doanh nghiệp cung cấp tôm giống, thuốc thú y thủy sản chất lượng,… đã giúp nông dân biết thêm nhiều tiến bộ kỹ thuật, hiểu được ý nghĩa bền vững của mô hình tôm – lúa. Do vậy, những năm gần đây, mô hình này thể hiện rõ hiệu quả so với chỉ canh tác lúa hoặc nuôi tôm.
Qua nhiều năm canh tác, ông Danh đúc kết kinh nghiệm trong nuôi luân canh tôm sú - lúa xen tôm càng xanh. Với 3ha thực hiện mô hình, ông chia sẻ kinh nghiệm nuôi của mình như sau:
Về công trình nuôi: Ao ương chiếm 10% tổng diện tích, khoảng 3.000m2, mương bao ruộng nuôi thiết kế rộng 3,5 - 5 m, bờ bao chắc chắn và giữ nước tốt(không rò rỉ). Mặt trảng tối thiểu 0,5 m.
Vụ nuôi tôm sú: từ tháng 1 đến tháng 8 dương lịch. Chọn mua tôm giống tại các cơ sở sản xuất giống có uy tín, giống phải được xét nghiệm sạch bệnh.
Ương tôm trước khi thả ra ruộng: Tranh thủ lúc thu hoạch lúa và cải tạo đất, ương tôm 01 tháng trong ao ương. Sau đó đưa ra ruộng và cải tạo lại ao ương tiếp tục ương đợt khác để có tôm nối vụ, đảm bảo mật độ trong ruộng nuôi từ 1-2 con/m2.
Cùng với chăm sóc tôm trong ao ương là quá trình cải tạo ruộng nuôi, sử dụng vôi đá từ 300 – 350kg/ha bón đều đáy ruộng và phơi tới se mặt bùn. Khi có nước lớn bơm vào ruộng qua ống lọc đạt mức nước 1,0 – 1,2m dưới mương bao và 0,5 – 0,8m ở mặt trảng. Sau đó sử dụng vôi nông nghiệp (CaCO3 và Dolomite) để ổn định màu nước. Kiểm tra các chỉ tiêu: pH từ 7,5 - 8.5, kiềm từ 80 ppm trở lên và màu nước đạt yêu cầu mới tiến hành chuyển tôm nuôi trong ao ương ra ngoài ruộng.
Đồng thời, định kỳ sử dụng vi sinh EM đã ủ lên men 15 ngày/lần, liều dùng 15 lít/3 ha đất.
Đặc biệt, quan sát màu nước để bón bổ sung vôi, khoáng hoặc phân NPK hợp lý. Khi tôm lớn, thấy đạt đầu con và gặp thời tiết thay đổi (nắng gắt hoặc mưa lớn) tiến hành bón vôi để hạn chế phèn (8-10 bao/3ha). Tùy thực tế lớp bùn đáy ao, rong... dùng thêm Zeolite hoặc YUCCA để hấp thụ khí độc, hạn chế tôm nổi đầu.
Thực hiện thu tỉa thả bù, vụ nuôi tôm sú thả 3 lần/năm, tổng sản lượng tôm thu 1.243 kg, cỡ tôm trung bình 30 con/kg, giá bán trung bình 195.000 đồng/kg, giá trị 242.000.000 đồng.
Vụ trồng lúa: Cải tạo ruộng từ tháng 8 và gieo sạ vào tháng 9. Giống lúa thực hiện: Một Bụi đỏ Hồng Dân. Lượng giống gieo sạ: 50 kg/ha.
Để tăng thêm thu nhập trong vụ lúa, kết hợp thả xen tôm càng xanh đã ương trong ao ương khoảng 2 - 2,5 tháng. Mật độ thả xen trong ruộng 1,5 con/m2. Cho tôm ăn bổ sung.
Trong quá trình canh tác lúa, hạn chế tối đa thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học nhằm không ảnh hưởng tới tôm càng xanh.
Thu hoạch: Tổng sản lượng lúa đạt 15,82 tấn, năng suất khoảng 5,5 tấn/ha. Tôm càng xanh đạt 435 kg, cỡ tôm thu 14 con/kg, giá bán trung bình 110.000 đồng/kg, giá trị đạt 47.850.000 đồng.
Đăng ký thương hiệu vùng sản xuất tôm sạch, lúa an toàn
Với cách nuôi như trên, thu nhập hàng năm của gia đình ông Danh đạt trung bình 376.850.000 đồng. Trong đó: tôm sú 242.000.000 đồng, tôm càng xanh 47.850.000 đồng, lúa 87.000.000 đồng. Trừ chi phí (khoảng 162.000.000 đồng), thu lãi 214.000.000 đồng.
Luân canh tôm sú - lúa xen tôm càng xan phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên của vùng Hồng Dân nói chung, xã Vĩnh Lộc nói riêng. Mô hình cho thu nhập ổn định và hiệu quả cao hơn nhiều so với chỉ đơn thuần làm lúa hoặc nuôi tôm. Sản phẩm của mô hình đạt chất lượng do hạn chế sử dụng phân bón hóa học, thuốc, hóa chất, kháng sinh. Đây là cơ sở để địa phương hình thành, mở rộng mô hình liên kết sản xuất, đăng ký thương hiệu vùng sản xuất tôm sạch, lúa an toàn.
Thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 29-1-2021 của Tỉnh ủy Bến Tre về xây dựng vùng sản xuất tập trung, gắn phát triển chuỗi giá trị nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030, đến nay, chuỗi giá trị dừa là điểm sáng nhất. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã nỗ lực trong xây dựng vùng nguyên liệu dừa hữu cơ, mã số vùng trồng (MSVT), mã số cơ sở đóng gói đối với cây dừa gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.
Huyện Di Linh (Lâm Đồng) đặt mục tiêu chiến lược phát triển vùng nguyên liệu cây ăn quả chủ lực tập trung phù hợp với điều kiện địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu từng tiểu vùng sinh thái. Qua đó tạo liên kết đồng bộ, chặt chẽ, hiệu quả cao giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, góp phần tăng giá trị xuất khẩu gắn với xây dựng thương hiệu và thúc đẩy cơ cấu lại ngành Nông nghiệp trên địa bàn.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.